Cuộc sống tươi sáng của “cậu bé một chân” Ksor Đức

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Với sự vào cuộc của Chi đoàn Báo Gia Lai kết nối các nhà hảo tâm hỗ trợ, cuộc sống của "cậu bé một chân" Ksor Đức (làng Tiêng, xã Tân Sơn, TP. Pleiku) tươi sáng hơn. Em đã có bữa cơm no để thỏa sức đam mê trái bóng tròn và giúp mẹ trả khoản nợ, mua thêm vài con heo, một mảnh ruộng canh tác.

Cậu bé một chân Ksor Đức, sinh năm 2009, người dân tộc Jrai, hiện đang sinh sống cùng mẹ và anh trai cả ở làng Tiêng. Sinh ra đã khuyết 2 tay và 1 chân, cuộc đời của Đức càng tối tăm hơn khi bố bỏ nhà đi biệt tích khi em tròn 1 tháng tuổi, để lại một mình mẹ gồng gánh nuôi 4 anh chị em. Nhà đông con nhưng chỉ có một lao động chính, Đức càng thiệt thòi hơn khi không được ăn uống đầy đủ khiến thân hình em càng gầy gò, ốm yếu.

Bất tiện trong việc đi lại, khó khăn trong mọi hoạt động, sinh hoạt nhưng cậu bé ấy lại có niềm yêu thích với trái bóng tròn. Hàng ngày, em đều đi theo chân bạn bè trong xóm ra sân bóng của làng để chạm được trái bóng. Chạy trên nền đất đỏ bằng chân trần, đã có lúc “bàn chân đặc biệt” của em bị đá găm đến chảy máu nhưng em không hề nản chí.

Chính sự nỗ lực và niềm say mê với môn thể thao vua của Đức đã gây xúc động mạnh với anh Phan Đức Vinh-huấn luyện viên của sân bóng đá mini Hai Hòa (xã Biển Hồ, TP. Pleiku). Và anh đã đến tận nhà để thuyết phục mẹ cho em đi học bóng đá, chỉ sau một lần gặp Đức chạy theo trái bóng trên sân làng. Hình ảnh đầy nghị lực phi thường ấy của em cũng được lan tỏa đến Chi Đoàn Báo Gia Lai.

Sau khi tìm hiểu hoàn cảnh, Chi Đoàn Báo Gia Lai đã phối hợp với Đoàn xã Tân Sơn thăm, tặng quà, kèm dạy chữ miễn phí và phụ cấp 200 ngàn đồng/tháng cho Đức. Đồng thời, kết nối đến các nhà hảo tâm để hỗ trợ em thỏa sức với đam mê với trái bóng. Trải qua 3 năm kiên trì học chữ, Đức đã tự đọc những từ cơ bản, viết được tên những người đã giúp đỡ mình.

Trong 3 năm đồng hành, đại diện Chi đoàn Báo Gia Lai thường xuyên đến thăm nhà, động viên em Ksor Đức. Ảnh: Bích Ngọc

Trong 3 năm đồng hành, đại diện Chi đoàn Báo Gia Lai thường xuyên đến thăm nhà, động viên em Ksor Đức. Ảnh: Bích Ngọc

Được hướng dẫn và đào tạo các kỹ năng điều khiển bóng, Đức như cá gặp nước, những đường bóng dẫn hay chuyền cho đồng đội trên sân của em ngày càng khéo léo.

Thông qua mạng xã hội và sự kết nối từ các nhà hảo tâm, câu chuyện về cậu bé khuyết tật đam mê chơi bóng của Đức đã được lan tỏa đến ban tổ chức chương trình Siêu Tài Năng Nhí. Bằng tài năng của mình, Đức đã trình diễn và thuyết phục được bộ ba Ban giám khảo để giành phần thưởng 50 triệu đồng và 10 triệu đồng đến từ riêng nghệ sĩ Trấn Thành để trả khoản nợ gần 20 năm của mẹ. Song, Đức còn được ban tổ chức thực hiện ước mơ có một chiếc xe đạp mới cho riêng mình.

Số tiền này đã giúp gia đình em sửa sang lại nhà cửa và mua được tivi để xem những đội bóng mà mình yêu thích thay vì đi xem nhờ nhà bạn như trước kia.

Đức đã tự tin đạp xe quanh làng từ món quà của chương trình Siêu tài năng nhí. Ảnh: Hoàng Hoài

Đức đã tự tin đạp xe quanh làng từ món quà của chương trình Siêu tài năng nhí. Ảnh: Hoàng Hoài

Đặc biệt, mẹ còn dành ra số tiền 10 triệu đồng mua một mảnh ruộng nhỏ để mỗi năm có thể tự sản xuất gạo. Hỏi về lý do vì sao lại mua ruộng mà không phải vật dụng khác, chị Khước-mẹ em Đức bộc bạch: “Đi mua 1 bao gạo vậy đắt tiền lắm, nên mình phải tự làm để ăn thôi. Người ta làm sao cho mình tiền mãi được”. Bên cạnh đó, mẹ em cũng nuôi thêm vài con heo, gà nhằm cải thiện thu nhập và chất lượng bữa ăn cho các con, số tiền còn lại mẹ gửi ngân hàng để lo cho Đức mỗi khi trái gió trở trời.

Từ làng quê đất đỏ, tham gia một chương trình đầy sắc màu của ánh đèn nơi thành phố hoa lệ, đón nhận sự cảm thông và sẻ chia từ cộng đồng, xã hội, Đức đã tự tin, suy nghĩ tích cực hơn. Em không còn tự ti khi nghe những lời hỏi thăm về phần thân thể khiếm khuyết của mình.

Cảm động trước đam mê của cậu, chương trình Giấc mơ thể thao đã tặng em món quà đặc biệt là chuyến thăm Trung tâm Huấn luyện Hàm Rồng. Tại đây, em được gặp và trò chuyện cùng huấn luyện viên Kiatisak, được trải nghiệm cảm giác của một cầu thủ thực thụ như tiếp xúc với phòng gym, thi đấu đối kháng cùng các cầu thủ Câu lạc bộ HAGL. Đó có lẽ là một trải nghiệm mà trong mơ cậu bé 13 tuổi cũng không dám nghĩ tới.

Đức mạnh dạn gửi lời cảm ơn đến các anh chị trong chương trình Giấc mơ thể thao. Ảnh: Bích Ngọc
Đức mạnh dạn gửi lời cảm ơn đến các anh chị trong chương trình Giấc mơ thể thao. Ảnh: Bích Ngọc

Ngỡ ngàng và khâm phục trước nỗ lực của Đức khi thấy em thoăn thoắt chạy theo trái bóng bằng 1 chân trên sân cỏ cùng các cầu thủ, đầu năm 2022, ông Trần Văn Quỳnh-Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Vị Trí Vàng đã hỗ trợ 20 triệu đồng/năm cho em. Đến nay, đã 2 lần em được đón nhận tình cảm và món quà quý giá từ ông Quỳnh.

“Khi biết đến hoàn cảnh của em Đức, thời điểm đó tôi đã cảm phục nghị lực của em ấy với bóng đá nên đã quyết định hỗ trợ chi phí đến trường cũng như tiếp nối đam mê. Đây là niềm động viên, khích lệ tinh thần, và sẽ tiếp tục đồng hành với em Đức đến khi nào còn có thể”-ông Quỳnh phấn khởi nói.

Chị Khước còn chia sẻ thêm: Nhờ có sự hỗ trợ của ông Quỳnh, gia đình đã mua thêm được 3 sào rẫy trồng cây mỳ và cây bời lời, để chăm sóc giúp có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Gặp lại này, Đức đã chào đón các thành viên Chi đoàn Báo Gia Lai với những nụ cười rực rỡ. Em hồ hởi kể về chuyến đi TP. Hồ Chí Minh, những cuộc gặp gỡ mơ ước, được gặp cựu huấn luyện viên câu lạc bộ bóng đá Sông Lam Nghệ An-Nguyễn Đức Thắng, cặp vợ chồng nghệ sĩ nổi tiếng Trấn Thành-Hari Won trong cuộc thi Siêu tài năng nhí...

Lời cảm ơn của gia đình em Ksor Đức. Thực hiện: Bích Ngọc-Hoàng Hoài

Suốt thời gian qua, Đức nhận được tình yêu thương rất lớn từ các nhà hảo tâm, các cơ quan, đoàn thể và cộng đồng. Chính những sự quan tâm đó không chỉ thay đổi cuộc đời cậu bé khuyết tật mà còn "đánh thức" hạt giống yêu thương trong em được nảy mầm, để rồi hôm nay và cả tương lai dài phía trước “siêu nhí một chân” sẽ nuôi dưỡng ý chí quyết tâm thành người có ích cho xã hội. Qua đó, truyền động lực phấn đấu vươn lên cho các bạn trẻ khuyết tật trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Có thể bạn quan tâm

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.

Trao tặng 4 “Tủ sách cho em” tại huyện Kbang

Trao tặng 4 “Tủ sách cho em” tại huyện Kbang

(GLO)- Sáng 8-10, tại Trường Tiểu học Kông Lơng Khơng (xã Kông Lơng Khơng), Huyện Đoàn Kbang (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Câu lạc bộ (CLB) Gia Lai yêu thương tổ chức chương trình trao tặng “Tủ sách cho em” năm 2024.

Dân dã nộm rau dớn

Dân dã nộm rau dớn

Ở vùng Tây Bắc, rau dớn là loài rau mọc tự nhiên bên bìa rừng, ven suối, quanh năm xanh tốt; là nguồn thực phẩm xanh tự nhiên, sạch và bổ dưỡng. Mỗi khi đi vào rừng hay ra suối, người Tày đều hái những ngọn rau dớn xanh non mơn mởn về chế biến món ăn.

Giá trị trường tồn

Giá trị trường tồn

(GLO)- Cuộc sống là sự phát triển không ngừng mà ở đó cái cũ, cái không phù hợp sẽ được thay thế bởi cái mới, cái tốt đẹp hơn. Tuy vậy, có những thứ không mất đi mà vẫn tồn tại song song cùng cái mới. Có những giá trị mãi trường tồn với thời gian trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

Hiên nhà nhớ mẹ

Hiên nhà nhớ mẹ

(GLO)- Lúc còn nhỏ, mẹ dạy tôi biết yêu sự tinh khôi của buổi sáng, bố dạy tôi thấm thía từng chiều. Và có lẽ tâm hồn tôi đã đầy ắp những cảm xúc từ thuở ấy.
Cuốn sách bị đánh cắp

Cuốn sách bị đánh cắp

Chiếc xe khách như con trâu kiệt sức, phì phò thở hắt ra mấy lượt rồi bất động. Gã tài xế trẻ măng vặn vặn mấy cái nút, cố khởi động lại nhưng chiếc xe vẫn im ru.
Nghĩa tình hàng xóm

Nghĩa tình hàng xóm

(GLO)- Mặc dù chuyển đến nơi ở mới đã lâu nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn về thăm những người hàng xóm cũ. Gặp nhau tay bắt mặt mừng, nói chuyện hoài không hết, tôi lại càng thấm thía hơn lời dạy của người xưa “Hàng xóm tối lửa, tắt đèn có nhau”.
Nữ nghệ nhân tật nguyền người Bahnar ở làng Tờ Mật

Nữ nghệ nhân tật nguyền người Bahnar ở làng Tờ Mật

(GLO)- Sinh ra đã bị tật nguyền, chị Đinh Thị Hme (46 tuổi, làng Tờ Mật, xã Đông, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) phải gánh chịu bao thiệt thòi của số phận. Song với nghị lực phi thường cùng đôi bàn tay tài hoa, chị trở thành một trong những nghệ nhân của làng khi dệt nên những thước thổ cẩm tinh xảo.

Gác bếp ngày mưa

Gác bếp ngày mưa

Nhìn cơn mưa đổ xuống như trút mà hắn thở dài. Cả tháng nay mưa liên miên. Mưa lang thang qua những mái ngói nâu trầm, rỉ rả trong từng kẽ hở của thưng ván.
Hành trình dệt tóc làm thiện nguyện

Hành trình dệt tóc làm thiện nguyện

(GLO)- Hiến tóc tặng bệnh nhân ung thư là hành động cao đẹp đang được nhiều người quan tâm, hưởng ứng. Thế nhưng, ít ai biết rằng, đằng sau những bộ tóc giả xinh xắn được trao đi là bóng dáng thầm lặng của những con người tỉ mẩn dệt nên nó.

Nhớ người giao liên gan dạ Phan Văn Thám

Nhớ người giao liên gan dạ Phan Văn Thám

(GLO)- Tôi mãi ghi nhớ những lời chỉ dạy của anh với tôi trong những ngày chập chững vào “nghề giao liên”, lấy tấm gương của anh để noi theo mà luôn hoàn thành nhiệm vụ được cấp trên giao. Còn giờ đây, khi viết những dòng chữ này, lòng tôi lại nghẹn ngào xúc động. Thương nhớ anh, anh Phan Văn Thám!