Cây sao cát hàng trăm năm tuổi nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng hùng vĩ đang được lực lượng bảo vệ rừng ở Kon Tum luân phiên canh gác. Cây sao cát này được bà con đồng bào Xơ Đăng sinh sống tại đây quen gọi là "cột chống trời".
Cách đây 50 năm, dược sĩ Đào Kim Long đã tìm ra sâm Ngọc Linh tại núi Ngọc Linh thuộc địa phận xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông ngày nay. Từ cây “thuốc giấu” của người dân địa phương, 50 năm sau, sâm Ngọc Linh đã là “Quốc bảo” của Việt Nam.
Theo Đề án đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, tỉnh Kon Tum đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 sẽ phát triển 10.000ha sâm Ngọc Linh, đưa Kon Tum trở thành vùng dược liệu trọng điểm quốc gia và là trung tâm sản xuất dược liệu lớn của cả nước vào năm 2025.
Khẳng định đang liên kết với hộ dân trên địa bàn trồng sâm Ngọc Linh, nhưng Công ty CP Rượu sâm Ngọc Linh Kon Tum (Công ty) không cung cấp được giấy tờ chứng minh cho chính quyền địa phương. Mặt khác, trong việc sử dụng lao động, Công ty này chưa thực hiện đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định.
Những cây gỗ tang vật, gỗ quý trong rừng đặc dụng đã được phát hiện, canh giữ nhiều năm nay nhưng không có hướng xử lý nên nằm ngoài gió sương chờ mục ruỗng.
Ngày 26.4, UBND huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum cho biết, vừa tổ chức đấu giá thành công 2 củ sâm Ngọc Linh “khủng“ nhiều năm tuổi, trong khuôn khổ “Phiên chợ sâm Ngọc Linh, các sản phẩm đặc hữu gắn với du lịch huyện năm 2022“.