Có thể thiệt hại gần 5.000 tỉ do chậm ban hành nghị định

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Việc Chính phủ chậm ban hành 2 nghị định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và tài nguyên nước, có thể gây thiệt hại cho ngân sách gần 5.000 tỉ đồng.
 
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra - Ảnh: NGỌC HIỂN
Thông tin được Ủy ban Kinh tế (KT) của Quốc hội đưa ra trong báo cáo thẩm tra về việc đề nghị Quốc hội cho lùi thời gian thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và khai thác tài nguyên nước, trình bày trước Quốc hội chiều 21-10.
Chậm ban hành nghị định trái quy định
Theo quy định, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản sẽ được thu từ khi Luật Khoáng sản có hiệu lực (1-7-2011) và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước sẽ thu từ khi Luật Tài nguyên nước có hiệu lực (1-1-2013).
Tuy nhiên do vướng mắc, khó khăn khi xác định cách tính để xây dựng nghị định, Chính phủ đã chậm ban hành hướng dẫn thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên khoáng sản và tài nguyên nước.
Đến nay, Chính phủ có tờ trình xin lùi thời gian tính các loại tiền nói trên so với quy định của luật, cụ thể là lùi thời gian thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo Luật Khoáng sản đến ngày 1-1-2014 và thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo Luật Tài nguyên nước đến ngày 1-9-2017.
Thẩm tra tờ trình này, chủ nhiệm Ủy ban KT Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh việc chậm ban hành hai nghị định nêu trên, để việc thu tiền chậm hơn so với thời điểm các luật có hiệu lực từ 2 năm rưỡi đến 4 năm 8 tháng, là trái với quy định Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Trong thời gian chậm đó, các tổ chức, cá nhân được cấp quyền khai thác khoáng sản và tài nguyên nước không tính được số tiền để thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, có thể gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước gần 5.000 tỉ đồng nếu Quốc hội cho phép lùi thời gian.
"Đây là số tiền không nhỏ trong điều kiện ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn. Ủy ban KT kiến nghị Quốc hội yêu cầu Chính phủ kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân trong việc chậm ban hành hai nghị định nêu trên", ông Thanh nhấn mạnh.
 
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – môi trường Trần Hồng Hà trình bày tờ trình tại Quốc hội - Ảnh: NGỌC HIỂN
Chính phủ xin nhận trách nhiệm
Trước đó, bộ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường Trần Hồng Hà, khi trình bày tờ trình, đã nêu ra nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến việc chậm ban hành nghị định để tính toán thu tiền khi cấp quyền khai thác khoáng sản và tài nguyên nước.
Đối với khoáng sản, các thông số tính tiền là trữ lượng và chất lượng của từng mỏ, từng loại khoáng sản. Tuy nhiên, tại thời điểm xây dựng nghị định, có khoảng 4.400 giấy phép khai thác khoáng sản nhưng nội dung cấp phép không thống nhất, phức tạp, chỉ ghi công suất khai thác, phần lớn không có trữ lượng, chất lượng khoáng sản, dẫn đến việc hoàn thiện phương pháp tính, mức thu là rất khó khăn.
Đối với tài nguyên nước, để hoàn thiện phương pháp tính cần xác định cụ thể nội hàm của từng thông số kỹ thuật tính tiền, gắn với từng đối tượng, từng công trình, mục đích khai thác nước, đặc biệt là các công trình khai thác nước tổng hợp cho nhiều mục đích khác nhau.
Ngoài ra, theo tờ trình, khi thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, tình trạng nợ đọng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật khá phổ biến với số lượng lớn, Chính phủ phải tập trung xử lý nên chưa quan tâm đúng mức để đôn đốc, chỉ đạo cơ quan chủ trì soạn thảo đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nghị định trên.
Khi gặp khó khăn, vướng mắc, cơ quan chủ trì soạn thảo chưa chủ động, chưa kịp thời báo cáo, đề xuất để tháo gỡ.
Việc nhận thức về thẩm quyền quyết định thời hạn áp dụng việc thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cũng chưa đầy đủ, nên Chính phủ, cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan thẩm định chưa kịp thời trình Quốc hội để xem xét, quyết định thời điểm tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
"Chính phủ xin nhận trách nhiệm trước Quốc hội về việc chậm ban hành 2 nghị định. Cơ quan chủ trì soạn thảo là Bộ TN-MT, cơ quan thẩm định là Bộ Tư pháp cũng đã tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm, đã làm rõ trách nhiệm của cơ quan được giao chủ trì xây dựng, của từng cá nhân liên quan và đã có văn bản báo cáo Thủ tướng", ông Trần Hồng Hà cho biết.
Tiến Long (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Họp Tổ giúp việc Tiểu ban Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025-2030 về nội dung xây dựng hệ thống chính trị

Họp Tổ giúp việc Tiểu ban Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XVII về nội dung xây dựng hệ thống chính trị

(GLO)- Sáng 3-10, tại trụ sở Tỉnh ủy Gia Lai, Tổ giúp việc Tiểu ban Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025-2030 về nội dung xây dựng hệ thống chính trị đã họp triển khai thực hiện một số nội dung công việc thuộc thẩm quyền.

Đak Pơ: Tạm giam đối tượng hủy hoại rừng

Đak Pơ: Tạm giam đối tượng hủy hoại rừng

(GLO)-Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) vừa ra quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Mai Thị Nương (SN 1984, trú tại tổ 1, thị trấn Đak Pơ, huyện Đak Pơ) để điều tra về hành vi hủy hoại rừng.

Gia Lai: Góp ý, phản biện hồ sơ xây dựng nghị quyết về đãi ngộ, thu hút, đào tạo nhân lực y tế

Gia Lai: Góp ý, phản biện hồ sơ xây dựng nghị quyết về đãi ngộ, thu hút, đào tạo nhân lực y tế

(GLO)- Sáng 30-9, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tiến hành hội nghị góp ý và phản biện đối với hồ sơ xây dựng Nghị quyết của HĐND tỉnh về quy định chính sách đãi ngộ, thu hút, đào tạo nguồn nhân lực y tế công lập trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2025-2030.

Khối thi đua các tổ chức Chính trị-Xã hội-Nghề nghiệp Gia Lai thăm Khu di tích Chiến thắng Plei Me và Đồn Biên phòng Ia Lốp

Khối thi đua các tổ chức Chính trị-Xã hội-Nghề nghiệp Gia Lai thăm Khu di tích Chiến thắng Plei Me và Đồn Biên phòng Ia Lốp

(GLO)- Ngày 29-9, Khối thi đua các tổ chức Chính trị-Xã hội-Nghề nghiệp tỉnh Gia Lai (Khối thi đua) tổ chức chuyến thăm Khu Di tích lịch sử Chiến thắng Plei Me (xã Ia Ga) và Đồn Biên phòng Ia Lốp (xã Ia Mơ), huyện Chư Prông với nhiều hoạt động ý nghĩa. 

Chuyến thăm lịch sử

Chuyến thăm lịch sử

Quan hệ Việt Nam - Cuba do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro đặt nền móng, là mối tình hữu nghị đặc biệt, thủy chung, trong sáng, hiếm có, “là một biểu tượng thời đại” trong quan hệ quốc tế.