Chương trình "Bác sĩ nông học": Sân chơi của nông dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Để phòng trừ dịch hại, ứng phó với biến đổi khí hậu và nâng cao nhận thức của người dân trong phát triển nông nghiệp bền vững, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Bác sĩ nông học” tại huyện Chư Păh.

Ban tư vấn chương trình “Bác sĩ nông học” gồm: TS. Trương Hồng-nguyên quyền Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên; ông Lương Đức Trí-Trung tâm Nghiên cứu đất, phân bón và môi trường Tây Nguyên; ông Phạm Ngọc Huyền-Phó Chi cục trưởng Chi cục PTNT (Sở Nông nghiệp và PTNT); ông Đặng Hữu Thắng-Đại diện Tổng Công ty Phân bón và hóa chất Dầu khí.

Chương trình “Bác sĩ nông học” tại huyện Chư Păh. Ảnh: Lê Nam
Chương trình “Bác sĩ nông học” tại huyện Chư Păh. Ảnh: Lê Nam


Tại chương trình, bà con nông dân đã trực tiếp đặt câu hỏi với các nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học xoay quanh các vấn đề trên lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi. Ông Nguyễn Thành Công (thôn 2, xã Nghĩa Hòa) nói: “Gia đình tôi trồng 1 ha cà phê và hơn 1 ha cây ăn quả. Trong quá trình canh tác lại xuất hiện tình trạng rụng quả non nhiều. Qua chương trình này, tôi mong muốn nhà khoa học, chuyên gia tư vấn cần sử dụng loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nào để hạn chế tình trạng trên”.

Còn ông Phạm Xuân (tổ 2, thị trấn Phú Hòa) đặt câu hỏi: Gia đình ông trồng 1,5 ha cà phê. Vườn cây thường bị bệnh rỉ sắt, rụng quả và khô cành. Vậy cần áp dụng biện pháp gì để phòng trừ bệnh cho cây, đảm bảo năng suất?”.

Tiến sĩ Trương Hồng cho biết: “Chúng tôi thấy phần lớn câu hỏi của nông dân tập trung vào các loại bệnh vàng lá, rỉ sắt, lở vỏ trên cây cà phê và cây ăn quả, rụng quả non, cách sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…”.

Theo TS. Trương Hồng, hiện nay, bà con nông dân hay gặp trường hợp rụng quả non do sinh lý, thời tiết, sâu bệnh hại và do bón phân không đủ, mất cân đối và không đúng kỹ thuật trong giai đoạn tăng trưởng, tích lũy chất khô của quả. Do đó, nông dân cần tỉa cành, bón phân cân đối giữa đạm và kali, bón phân đúng kỹ thuật. “Đặc biệt, bà con phải thường xuyên thăm vườn để sớm phát hiện bệnh để phòng trừ bệnh kịp thời và hiệu quả. Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây phát triển ổn định”-TS. Trương Hồng cho biết thêm.


Ông Lương Đức Trí cho biết: Hiện nay, một số diện tích cà phê của người dân sau khi tái canh 2-3 năm thì xuất hiện bệnh vàng lá, thối rễ dẫn đến chết phần lớn là do tuyến trùng gây ra. Ngoài ra, còn có nguyên nhân do người dân tái canh sau khi nhổ bỏ cây lên và trồng lại ngay, ít xử lý đất và không qua luân canh, cày bừa thu gom loại bỏ rễ cũ…

“Để cây cà phê sau khi tái canh phát triển tốt, người dân cần thực hiện đồng bộ các biện pháp tổng hợp như: chọn cây giống sạch bệnh, xử lý đất đúng quy trình, cho đất nghỉ ngơi hoặc luân canh sang cây khác. Sử dụng phân bón hợp lý bằng phân bón hữu cơ và vô cơ, đồng bộ các biện pháp phòng trừ, bảo vệ đất và cây trồng bằng biện pháp sinh học để hạn chế sự phát triển của tuyến trùng. Bón phân định kỳ hàng năm trong thời kỳ kiến thiết cơ bản và phải tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng (đúng loại phân, đúng lúc, đúng liều lượng, đúng cách). Ngoài ra, người dân có thể đa dạng hóa cây trồng trong vườn cà phê như xen canh cây bơ, sầu riêng, hồ tiêu, mít... để tăng nguồn thu nhập, hạn chế xói mòn và che bóng, chắn gió cho cây”-ông Trí nói.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Minh Trưởng-Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh-cho biết: Hàng năm, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, hội thảo nhằm chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn nông dân cách chăm sóc, phòng trừ bệnh trên cây trồng, vật nuôi, cách sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, ổn định đời sống người dân.

Chương trình “Bác sĩ nông học” được tổ chức nhằm hỗ trợ nông dân kết nối với nhà khoa học, chuyên gia về các vấn đề vướng mắc cần tháo gỡ trong sản xuất. Đây là cơ hội bổ ích để bà con nông dân học tập, trao đổi kinh nghiệm với các nhà khoa học, chuyên gia, doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp bền vững.

“Qua chương trình này, tôi mong muốn bà con nông dân áp dụng tốt vào thực tiễn sản xuất của gia đình và hãy là những tuyên truyền viên tích cực để tuyên truyền, vận động người thân, gia đình, hàng xóm hiểu rõ tác hại biến của đổi khí hậu, những hệ lụy gây ra trong sản xuất nông nghiệp”-Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh nhấn mạnh.

 LÊ NAM
 

Có thể bạn quan tâm

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật liên quan thế chấp quyền đòi nợ để vay tiền

(GLO)- Bạn đọc H.T.K. hỏi: Ông A. vay của tôi 200 triệu đồng, 2 bên có lập hợp đồng vay tài sản rõ ràng. Tôi cần tiền làm ăn gấp, trong khi đó, ông A. không trả nợ cho tôi theo thỏa thuận. Vậy tôi có quyền thế chấp quyền đòi nợ này cho bên thứ 3 để vay 100 triệu đồng được không?

UBND tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê - Ka Nak

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê-Ka Nak; hoạt động TTYT huyện Đức Cơ; cấp GCNQSD đất tại Khu đất Làng quân nhân Lữ đoàn 234-Quân đoàn 3; đất do Binh đoàn 15 quản lý tại tổ 6, phường Yên Thế (TP. Pleiku) đang có gần 300 hộ dân sử dụng sản xuất nông nghiệp ổn định trên 30 năm.

Theo vợ chồng ông Nguyễn Hồng Sinh, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình ông được cấp năm 2005, đường hẻm rộng 7 m tiếp giáp với thửa đất của bà Nguyễn Thị Duyên. Ảnh: T.D

Cần giải quyết thỏa đáng khiếu nại liên quan đến đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng

(GLO)- Từ năm 2020 đến nay, một số hộ dân ở tổ 2 (phường Yên Thế, TP. Pleiku) đã nhiều lần kiến nghị vì cho rằng cơ quan chuyên môn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) chồng lên đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng gây ảnh hưởng đến việc đi lại và mất mỹ quan đô thị.