Chư Sê: Đẩy mạnh phong trào hiến máu tình nguyện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tại lễ phát động hiến máu tình nguyện năm 2018 do Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Chư Sê vừa tổ chức, Khoa Huyết học-Truyền máu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã thu được 361 đơn vị máu đạt chuẩn, vượt chỉ tiêu do Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh giao.
 

Ông Nguyễn Hồng Hà-Bí thư Huyện ủy Chư Sê (bìa phải) cùng đông đảo cán bộ trên điạ bàn huyện tham gia hiến máu.                                                                               Ảnh: H.N
Ông Nguyễn Hồng Hà-Bí thư Huyện ủy Chư Sê (bìa phải) cùng đông đảo cán bộ trên điạ bàn huyện tham gia hiến máu. Ảnh: H.N

Với thông điệp “Máu cứu người-bắt đầu từ nhà quản lý”, lễ phát động đã thu hút gần 500 cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, đoàn viên thanh niên và nhân dân tham gia hiến máu tình nguyện. Tại đây, các tình nguyện viên đã được đội ngũ y-bác sĩ của Khoa Huyết học-Truyền máu khám sàng lọc, xét nghiệm máu, kiểm tra sức khỏe trước khi hiến máu. Trao đổi với chúng tôi, bà Phạm Thị Hồng Bích-Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện Chư Sê, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Chư Sê, cho biết: “Những năm gần đây, phong trào hiến máu tình nguyện trên địa bàn huyện đã được toàn xã hội quan tâm, mang lại hiệu quả thiết thực. Đó là nhờ sự nỗ lực vào cuộc của những người làm công tác quản lý tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện”.

Ông Nguyễn Hồng Hà-Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Chư Sê là một trong những lãnh đạo huyện luôn đi đầu và tích cực tham gia phong trào này, góp phần thúc đẩy, nhân rộng chương trình hiến máu cứu người. Gặp chúng tôi, ông vui cười nói: “Bản thân tôi đã nhiều lần tham gia hiến máu nhân đạo. Tôi thấy rất vui vì đã góp phần nhỏ bé để cứu chữa người bệnh. Mong rằng, phong trào sẽ lan tỏa đến mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện”. Còn bà Vũ Thị Thúy Ngà-Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hùng Vương thì chia sẻ: “Đây là lần thứ 11 tôi tham gia hiến máu. Tôi rất tự hào vì lượng máu mình cho đi có thể giúp ích cho rất nhiều người. Tôi sẽ tiếp tục tham gia hiến máu”.

Trò chuyện cùng chúng tôi, Thượng úy Tô Hùng Cường (Đội Cảnh sát Giao thông Công an huyện Chư Sê) cũng cho hay: “Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi đã tình nguyện tham gia hiến máu khi có cơ hội. Đến nay, tôi đã tham gia hiến máu 11 lần vì xác định đây là việc làm rất ý nghĩa, góp phần cứu giúp người bệnh. Mỗi lần hiến máu, tôi luôn thấy mình hạnh phúc vì làm được điều tốt đẹp cho xã hội”.

Bà Kpui H’Blê-Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban  Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Chư Sê: “Việc đăng ký hiến máu của lãnh đạo các cơ quan, đơn vị sẽ động viên các tầng lớp nhân dân cùng hưởng ứng, mang đến cơ hội được cứu chữa kịp thời cho nhiều người bệnh. Để phong trào hiến máu tình nguyện phát triển bền vững thì cần có sự quan tâm, vào cuộc của các nhà quản lý”.

Hồng Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

(GLO)- Ngày 11-4, Ban Thường trực Giáo hội Phật giáo huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) cùng Nhóm Thiện nguyện tỉnh An Giang phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Phú Thiện, Chư Sê tổ chức khánh thành công trình giếng khoan cho các trường học và tặng quà cho người nghèo, học sinh khó khăn trên địa bàn.
Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

(GLO)- Hưởng ứng phong trào hiến máu tình nguyện (HMTN) với thông điệp "Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại", nhiều người dân ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã tích cực tham gia HMTN. Việc làm của họ đã góp phần đáp ứng nhu cầu máu cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân.

“Thân cò” nuôi chồng bị mù và 3 con nhỏ

“Thân cò” nuôi chồng bị mù và 3 con nhỏ

(GLO)- Nhà nghèo, nuôi 3 con nhỏ, lại thêm người chồng đột nhiên bị mù cả 2 mắt nên gánh nặng cơm áo hàng ngày càng đè lên đôi vai gầy của chị Rơ Châm Thủy (SN 1984, trú tại làng Kênh, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai).
Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

(GLO)- Không có đất sản xuất và công việc ổn định, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (SN 1987, thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hàng ngày phải bươn chải để kiếm sống và chăm sóc 2 người con trai mắc bệnh bại não.
Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

(GLO)- Xót thương những mảnh đời bất hạnh, suốt 40 năm qua, bà Phạm Thị Hồng (tổ 7, phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Được nuôi dạy chu đáo tại nhà số 57 Trần Nhật Duật, các cháu đều trìu mến gọi bà Hồng là mẹ nuôi.
Chị Nguyễn Thị Tâm (bìa trái) cẩn thận đóng hũ từng suất ăn sáng trước khi phát cho bệnh nhân. Ảnh: Vũ Chi

“Bữa sáng yêu thương” ở Trung tâm Y tế huyện Ia Pa

(GLO)- 7 năm gắn bó với công tác thiện nguyện, điều dưỡng Nguyễn Thị Tâm (Phòng Điều dưỡng-Trung tâm Y tế huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã nấu hàng ngàn suất ăn sáng cho bệnh nhân nghèo với mong muốn tiếp thêm động lực để người bệnh vượt qua khó khăn, yên tâm điều trị bệnh.