Chư Prông- Năm tháng đã xa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
.

(GLO)- Là một trong những người được cấp trên giao cho trọng trách là tham gia giám sát, kiểm tra về mọi mặt công tác của một địa phương thuộc vùng biên giới giáp nước bạn Campuchia- Chư Prông, tôi có nhiều cơ hội gần gũi với cơ sở, nhất là vào những dịp lễ, Tết, những lúc họp hành, sơ kết, tổng kết cuối năm. Năm nay cũng vậy, vào dịp này tôi lại được nhiều lần về Chư Prông.


Một thời không quên

Đứng trên lưng chừng ngọn Hàm Rồng, giờ là khi  những dọc dài từng thảm vàng, trắng, đỏ… của những loài hoa “đặc thù” của Tây Nguyên đang khoe sắc đón chào một mùa Xuân mới đến- loài hoa mà quê tôi gọi là Bông bay hay là hoa Cộng sản, rồi loài Ngũ sắc, mà xứ tôi lại gọi là Ổi nho, đặc biệt là Cúc quỳ-loài cây chịu đựng “gian khổ” cực kỳ giỏi khi trước đó là nắng mưa gió rét dầu dãi của thời tiết khắc nghiệt Tây Nguyên chỉ hai mùa mưa nắng để rồi khi Đông về, Xuân đến là bừng bừng khoe sắc tạo những thảm vàng phủ lên từ đồi hoang đến vườn nhà, đến dọc những quốc lộ dài hàng trăm ki-lô-mét và cả những lối đi chỉ khi đi mới có lối, bất kể nơi đâu có đất là chúng lèn vào.

Dốc Hàm Rồng. Ảnh: Bích Hà
Dốc Hàm Rồng. Ảnh: Bích Hà

Chếch về ngã ba hai con đường 19 và 14, lại nhìn về phía Tây và Tây Nam, trải dài ngút tầm mắt là vùng quê mà tôi sẽ đến trong vài ba giờ xe chạy theo con đường 19 phẳng lỳ uốn lượn qua những nương chè, những ngút ngàn cao su, cà phê đang mùa thu quả. Nơi ấy, trong những ngày cuối Đông cách đây hơn 46 năm về trước, thử hình dung khi đó trên vùng đất này cuộc chiến tranh đang trong thời điểm vô cùng khắc nghiệt và ác liệt; phía Tây chạy dài trên 60 cây số theo dọc đường biên giới giữa ta và nước bạn Campuchia án ngữ giữa những trập trùng núi và núi là ngọn Chư Prông (núi lớn-còn gọi là Chư Pông) cao gần ngàn mét so mặt biển; hai con đường 14 và 19, giữa là tỉnh lộ 21 vắt qua tạo cho vùng đất Chư Prông (ngày ấy gọi là K.5) như nằm thỏm trong một hình tam giác đều. Giữa chúng là thung lũng Ia Drăng và trải dài vùng đất bằng phẳng là Plei Me.

Đồn Plei Me với một đội quân biệt kích khét tiếng khống chế nhiều làng đồng bào dân tộc Jrai trong vùng, “trụ bám”, chia cắt vùng căn cứ và hành lang của ta. Plei Me vừa là đồn biệt kích, nhưng nó cũng đồng thời là trại giam cầm tra tấn đồng bào ta khi chúng muốn và cho đó là Việt cộng. “Cái gai” này trước con mắt của quân và dân Tây Nguyên đã được quân chủ lực Tây Nguyện chọn làm thí điểm “hút” quân đội Mỹ vào để “ra tay” xem có phải quân đội Mỹ là người bất bại trên các chiến trường như họ luôn rêu rao khi đặt chân xâm lược miền Nam?

Lên biên giới. Ảnh Bích Hà
Lên biên giới Chư Prông. Ảnh Bích Hà

Trong suốt hơn một tháng chiến dịch Plei Me diễn ra (từ 19-10-1965 đến 26-11-1965), những ngày ấy thử nghĩ trên vùng “tam giác” này có yên được khi mà, suốt ngày đêm trên bầu trời Chư Prông có cả hàng trăm các loại máy bay của Mỹ- ngụy, có ngày lên đến 150 lượt máy bay- cả B.52, quần đảo, ném bom, xả đạn xuống mặt đất, đặc biệt là trực thăng của Sư đoàn Không vận số một Mỹ, từng tóp hàng chục chiếc, bầu trời dường như bị xé rách và mặt đất bị xới tung bởi hàng tấn bom đạn Mỹ dội xuống mỗi giờ. Một lực lượng tổng hợp của quân đội Mỹ và ngụy có ngày chúng dồn xuống nơi đây lên đến cả vài ngàn; cũng chừng ấy người của bộ đội, du kích, dân công… phía ta- một Chư Prông những ngày ấy gánh chịu cuộc đọ sức có một không hai giữa quân chủ lực của cách mạng với quân đội Mỹ được trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại, có xe tăng, máy bay yểm trợ… trên chiến trường Tây Nguyên nói riêng và miền Nam nói chung.

Và kết cục, người Mỹ- dư luận cả nước Mỹ bàng hoàng khi hay tin quân đội của họ đã không thể còn sức, còn trí để làm những gì họ muốn ở chiến trường Tây Nguyên nói chung và trong chiến dịch Plei Me nói riêng, mà phải khăn gói bỏ chạy khỏi vùng đất Chư Prông, để lại trên chiến trường gần hai ngàn linh hồn vất vưởng và vô số vũ khí, quân dụng quân trang… Và cũng để lại nỗi đau không dứt cho những người lính đến từ bên kia Thái Bình Dương may mắn thoát nạn, để rồi sau ngày chiến tranh kết thúc tìm lại xứ này nói lời… cảm ơn với đất, với cây đã che chở cho mình khỏi ăn đạn Quân Giải phóng!

Qua rồi khốn khó

Những năm cuối của thập kỷ 80 của thế kỷ trước, nghe đến huyện vùng biên Chư Prông không mấy ai muốn ghé. Một thị trấn nhỏ mới hình thành, là huyện lỵ, nơi đặt hành dinh của các cơ quan huyện nằm trong vùng thung lũng Ia Drăng, lèo tèo với những căn nhà vách ván, mái pro-xi măng nằm dọc những con đường đất đỏ mù bụi khi mùa khô về và ngập ngụa trong bùn lầy khi mùa mưa đến; có lần trong công việc tôi ở lại mấy ngày đêm, tìm về những tên làng, tên đất mà cho đến khi ấy tôi biết đến chỉ từ… trong sách.

Ảnh: Bích Hà
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh- Phạm Đình Thu (áo trắng) kiểm tra tình hình trồng mới cao su năm 2011 tại Chư Prông. Ảnh: Bích Hà

Thâu đêm suốt sáng với các anh lãnh đạo huyện khi đó bên những chén rượu mía đẫm mùi khê khét là những chuyện thời xưa, thời nay đã “bổ túc” cho tôi bao điều triết lý về cuộc sống-hôm qua khi còn chỉ huy cầm súng khác xa hôm nay chỉ huy cầm cày, cho dù vẫn những cán bộ ấy. Bí bức trước những yêu cầu cuộc sống đặt ra, làm gì cho người dân đã một thời dốc công dốc sức cho cách mạng, giờ yên bình lại đói cơm thiếu vải? Một Chư Prông với gần trăm phần trăm hộ đồng bào Jrai thiếu đói mỗi khi mùa giáp hạt đến. Thăng trầm một thời giờ nhắc lại cũng chỉ là câu chuyện quá khứ. Có những quá khứ đáng tự hào, nhưng quá khứ đói nghèo ấy làm cho người ta không mấy vui khi nhớ lại. Bởi thế mà tôi muốn kể chuyện bây giờ…

… Cầm trên tay bản báo cáo của huyện về những điều làm được trong năm 2011 và dự kiến công việc sẽ làm cho năm 2012, quá nhiều những con số mang thông điệp vui. Thế nhưng tôi vẫn tỏ ra không bằng lòng của một người đã một thời đồng cấp với các anh Bí thư, Chủ tịch nơi đây. Như hiểu người, hiểu ta, các anh không những không phật ý mà còn “khuyến khích” tôi “cứ ra sức bày tỏ quan điểm”. Thế thì cớ gì chẳng… bày tỏ? Đừng bằng lòng với những con số đó đâu đấy, ông ạ-tôi nói với Bí thư Nguyễn Quốc Dũng- một Chư Prông phía trước là “mặt trời” đấy.

Ảnh: Bích Hà
Ảnh: Bích Hà


Chắc là đứng sau Kbang về diện tích tự nhiên, nhưng đất Kbang không có những ưu thế như Chư Prông, những loại cây trồng dài ngày, ngắn ngày cho tới nay đã khẳng định thế mạnh và giá trị kinh tế của nó trên thị trường trong và ngoài nước đều có thể đứng vững trên vùng đất Chư Prông này. Hạ tầng sản xuất và xã hội của Chư Prông cũng đã có thể xếp vào top đầu của tỉnh. Chưa có một con số thống kê chính thức nào nhưng tôi đã đưa ra ước đoán là Chư Prông đang “sở hữu” quá nhiều doanh nghiệp mạnh đứng chân trên địa bàn. Và nữa, lực lượng lao động tại chỗ và số “ăn theo” của các doanh nghiệp đến từ nhiều nơi là con số không hề nhỏ…

Sức mạnh Chư Prông là ở những điều đó-tôi khẳng định với cả Bí thư Dũng và Chủ tịch Bùi Viết Hội. Các anh bảo năm rồi quá nhiều khó khăn, nhưng cũng cố giữ mức tăng trưởng kinh tế ở mức cao; ngân sách thu về từ địa bàn cũng nằm trong top đầu của tỉnh- 157 tỷ đồng, đặc biệt là mức thu nhập bình quân đầu người trong năm khá lý tưởng-17 triệu đồng, các anh cho hay là đã vượt 17,2% so với dự kiến hồi cuối năm ngoái.  

Khác với cách đây một tháng, giờ những con đường từ thị trấn huyện lỵ lên biên giới đã được sửa chữa, ổ gà ổ voi dày đặc sau mùa mưa vừa rồi cũng đã được san lấp; vẫn ngược chiều xe của chúng tôi là những đoàn xe vận tải cỡ lớn, ngất ngưởng ken cứng những lóng gỗ tròn phi lớn-gỗ tận thu trong vùng rừng chuyển đổi để trồng cao su, tuy là rừng nghèo nhưng vẫn đây đó còn sót lại không ít những loại gỗ khá quý và khá to.

Ảnh: Bích Hà
Ảnh: Nguyễn Giác

Dọc hai bên con đường cấp phối hướng về phía Đồn Biên phòng 727 là những cánh rừng khộp thưa thớt còn sót lại sau chuyển đổi, phía xa sau những cánh rừng ấy là bát ngát những cánh đồng cao su một năm tuổi của Công ty cổ phần Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, được chăm sóc chu đáo, những chồi non mơn mởn hứa hẹn tương lai là những cánh rừng cao su bạt ngàn thay thế cho rừng khộp mỗi khi Đông về trút lá, trơ cành như những khuỷu tay già nua vươn ra thảm hại. Đồn trưởng 727, Trung tá Nguyễn Thanh Quảng có dịp mở lòng với khách, trên xe anh luôn trả lời trôi chảy những câu hỏi thất thường mà tôi đặt ra, đúng là người của rừng, của làng có phải, nếu khen thì chắc khen cả… năm không hết.

Những câu chuyện “tào lao” chưa dứt thì cổng đồn của Quảng đã hiện ra trước đầu ô tô. Mấy anh lính trẻ trong quân phục Biên phòng đang mồ hôi đẫm áo dưới cái nắng đặc trưng giữa xế và cuối Đông của vùng biên “đối đầu” với chiếc máy xúc khổng lồ trong tiếng máy ầm ầm vừa ban vừa xúc vừa gạt những ụ đất đá cho phẳng. Chừng như biết tôi sẽ hỏi điều gì, Chính trị viên đồn, Trung tá Nguyễn Văn Nghị nhanh nhảu thông báo trước, đó là “bọn mình nhờ bên mấy anh doanh nghiệp làm hộ cái sân cho ra sân chuẩn bị đón Tết đấy mà”. Chừng vài chục chiến sĩ đang có mặt trên “công trường” được tạm nghỉ giải lao mấy phút nhờ có khách đến nhà.

Một loáng, các anh đã lại trong những bộ quân phục tươm tất, quây quần quanh chiếc bàn trước hiên nhà với những cốc trà đang nóng, thơm lừng. Câu chuyện xã giao giữa khách và chủ chưa dứt thì đã có mấy chàng trai trẻ rinh ra thùng bia của nhà mà khách vừa mới biếu.

Đến lúc phải chia tay, mặt trời cũng đã dần khuất phía bên kia dãy Chư Pông, tiễn khách xa, các anh không quên nhắc “anh sẽ phải lên với chúng em vào dịp Tết đấy nhé!”. Đó là điều chắc chắn, giờ đến chính Tết tôi nhất định còn có vài lần trở lại với Chư Pông, với các anh- đã nhiều năm rồi, năm nào tôi chẳng làm như vậy!

Bích Hà
 

Có thể bạn quan tâm

Ấm áp đêm Giao thừa ở Phố núi

Ấm áp đêm Giao thừa ở Phố núi

(GLO)- Trong tiết trời se lạnh của Phố núi, từ khắp các ngã đường, hàng ngàn người dân đổ về Quảng trường Đại Đoàn Kết để vui chơi và cùng nhau chào đón thời khắc thiêng liêng nhất chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.
Những so sánh thú vị về Tết xưa, Tết nay

Những so sánh thú vị về Tết xưa, Tết nay

Ngoảnh nhìn cái Bính Thân 2016 vừa qua và cả nhiều cái Tết trước đó, hẳn chúng ta nhận ra không ít điều đã thay đổi cùng sự biến chuyển của dòng chảy thời gian. Nhiều điều cũ dần mất đi, nhiều điều mới lại đến. Tết chưa bao giờ hết ý nghĩa, chỉ có cách chúng ta đón nhận Tết là đã khác đi nhiều, đặc biệt là đối với trẻ em.
Tặng hàng ngàn suất quà Tết cho đối tượng chính sách

Tặng hàng ngàn suất quà Tết cho đối tượng chính sách

(GLO)- Nhân dịp Tết Bính Thân 2016, huyện Chư Pưh đã trao quà Tết của Chủ tịch nước và UBND tỉnh Gia Lai cho 1.079 đối tượng người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng và đối tượng bảo trợ xã hội, với tổng số tiền 135 triệu đồng.
Chợ hoa Chư Sê: Sôi động ngày giáp Tết

Chợ hoa Chư Sê: Sôi động ngày giáp Tết

(GLO)- Lượng người đổ về chợ trung tâm huyện Chư Sê khá tấp nập trong ngày cuối năm. Đặc biệt, chợ hoa Chư Sê ngày giáp Tết nhộn nhịp người dân đến xem và chọn cho mình những chậu hoa ưng ý với giá cả hợp lý hơn để về vui Xuân, đón Tết.
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh thăm công nhân, chúc Tết Công ty TNHH một thành viên Công trình Đô thị Gia Lai

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh thăm công nhân, chúc Tết Công ty TNHH một thành viên Công trình Đô thị Gia Lai

(GLO)- Tối 7-2 ( 29Tết), đồng chí Dương Văn Trang-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đồng chí Võ Ngọc Thành-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đến thăm công nhân và chúc Tết Công ty TNHH một thành viên Công trình đô thị Gia Lai.
Chợ quê ngày giáp Tết

Chợ quê ngày giáp Tết

(GLO)- Đến với chợ quê những ngày giáp Tết Bính Thân, ngay lối vào chợ chúng tôi đã thấy bày bán la liệt những hàng thờ cúng, những bó cúc vàng ươm, những nải chuối xanh, lá gói bánh chưng cùng những nụ cười tươi rói như nhắc Tết đang đến thật gần.
Hân hoan chào đón năm mới

Hân hoan chào đón năm mới

(GLO)- Những ngày cuối năm, Phố núi Pleiku trở nên nhộn nhịp bởi tiếng nhạc chào đón năm mới hòa cùng dòng người tấp nập trên đường, ai cũng có những dự định riêng nhưng điều chung một mục đích là chuẩn bị đón năm mới. Các tuyến phố, hay các công viên, quán cà phê, nhà hàng… được trang hoàng rực rỡ với cờ, hoa, điện nhấp nháy đủ màu sắc báo hiệu năm mới đang chạm ngõ từng nhà.
Đảm bảo nguồn điện phục vụ Tết Nguyên đán

Đảm bảo nguồn điện phục vụ Tết Nguyên đán

(GLO)- Nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn phục vụ nhu cầu sinh hoạt và vui chơi giải trí của nhân dân trên địa bàn trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, Công ty Điện lực Gia Lai (PCGL) đã chuẩn bị các phương thức vận hành cấp điện căn cứ theo thông số vận hành nguồn lưới hiện tại và dự báo nhu cầu tăng trưởng phụ tải.
Làm mới đồ đồng

Làm mới đồ đồng

(GLO)- Sau khi làm sạch các món đồ qua nước, anh bắt đầu bật mô tơ, dùng xút đồng quẹt lên phớt vải đánh bóng rồi đưa món đồ vào làm sạch từng góc cạnh. Sau cùng, đồ vật được lau lại một lần nữa với bột làm sáng để sáng bóng lên như mới.
Việt Nam vẫn còn… đủng đỉnh giao thương

Việt Nam vẫn còn… đủng đỉnh giao thương

(GLO)- Mười mấy năm trước, khi thủ tục và phương tiện di chuyển trong khu vực còn khá nhiêu khê, tôi đã có một chuyến du khảo nhọc nhằn mà thú vị ở vài quốc gia thuộc lưu vực sông Mê Kông. Và bất chợt nảy ra ao ước: Rồi đến một ngày, cộng đồng ASEAN sẽ thống nhất bỏ thủ tục visa nhập cảnh, thủ tục và phương tiện di chuyển nội vùng sẽ thông thoáng, thậm chí phát hành cả đồng tiền chung (như cộng đồng EU)…
Kon Pne: Khi khát vọng được tiếp sức

Kon Pne: Khi khát vọng được tiếp sức

(GLO)- Kể từ chuyến thăm và làm việc của Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Tuấn Khanh năm 2003 cho đến chuyến thăm và làm việc của Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Dương Văn Trang và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành tháng 10-2015, nhiều khó khăn, vướng mắc tại xã Kon Pne đã được tháo gỡ nhằm hướng đến mục tiêu biến vùng đất một thời là hậu cứ cách mạng này trở thành một điểm sáng về phát triển kinh tế-xã hội của huyện Kbang.
Những câu chuyện thời bao cấp

Những câu chuyện thời bao cấp

(GLO)- Dù là chuyện vui thật lòng hay những điệu buồn cắc cớ, với những người mà tôi có dịp gặp gỡ, chuyện trò, những câu chuyện về thời bao cấp của hơn 30 năm về trước luôn là những dấu ấn khó quên. Với họ, đó là những năm tháng chất chứa nhiều vất vả song hành cùng giai đoạn khó khăn của đất nước nhưng lại đầy ắp nghĩa tình.
Khai bút đầu năm-tôn vinh vẻ đẹp văn hóa Việt

Khai bút đầu năm-tôn vinh vẻ đẹp văn hóa Việt

(GLO)- Với người Việt, bút là công cụ gắn bó với đời sống trí tuệ và tâm hồn, trở thành một biểu tượng thiêng liêng. Bởi vậy, khai bút đầu xuân từ lâu đã trở thành một phong tục đầu năm của dân tộc, nó gắn chặt với việc học hành, tôn trọng sự học và sự sáng tạo, là một việc làm mang ý niệm tâm linh, ước mong một năm mới thành công, nhiều may mắn sẽ đến với ta và cả những người mà ta yêu quý.
Tết ở Vũng Chùa

Tết ở Vũng Chùa

(GLO)- Có mặt tại Vũng Chùa-Đảo Yến (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình)-nơi an nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào những ngày Tết Nguyên đán, dù thời tiết lạnh và mưa phùn nhiều nhưng dòng người đến viếng mộ Đại tướng vẫn rất tấp nập, bởi ai cũng muốn được tự tay thắp nén tâm nhang, dâng tặng những bó hoa cúc rực rỡ sắc màu và bày tỏ tấm lòng thành kính trước phần mộ người anh hùng dân tộc, suốt đời vì nước vì dân.
Mơ Tết về trên những vòng xe

Mơ Tết về trên những vòng xe

(GLO)- Pleiku những ngày áp Tết Nguyên đán. Hòa trong dòng người ngược xuôi, rộn ràng sắm Tết, tôi vẫn bắt gặp bên phố hình ảnh của những tấm lưng thấm đượm mồ hôi, nhẫn nại đẩy chiếc xe đạp chất đầy hàng hóa, người mong bán hết số bánh còn trong giỏ, người lại mong mua được thêm một ít chai lọ hay giấy vụn nữa; cũng là để kiếm thêm chút tiền cho Tết thêm tươm tất.