Chư Pah: Ngăn chặn nguy cơ tai nạn đuối nước trẻ em

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, trên địa bàn huyện Chư Pah liên tục xảy ra nhiều vụ đuối nước trẻ em. Để hạn chế tình trạng này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, thiết thực.
Liên tục xảy ra đuối nước trẻ em 
Theo thống kê của Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Chư Pah, từ năm 2017 đến nay, trên địa bàn huyện đã xảy ra 19 vụ đuối nước, làm chết 23 trẻ em. Cụ thể, năm 2017 xảy ra 5 vụ làm 6 trẻ em tử vong; năm 2018 xảy ra 7 vụ làm 9 trẻ tử vong; năm 2019 xảy ra 3 vụ làm 4 trẻ tử vong. Những tháng đầu năm 2020 xảy ra 4 vụ làm 4 em tử vong.
Vụ tai nạn đuối nước gần đây nhất xảy ra vào chiều 8-6 tại làng Kon Sơ Lăng, xã Hà Tây. Nạn nhân là em Lẫu (SN 2007, học sinh lớp 8 Trường THCS Hà Tây). Vào lúc 13 giờ, em Lẫu cùng nhóm bạn đến hồ chứa nước dùng để tưới chanh dây đã bỏ hoang tại khu vực làng Kon Sơ Lăng để chơi. Em Lẫu xuống hồ tắm và sau đó bị đuối nước. Khi các bạn phát hiện gọi người đến cứu thì em đã tử vong. Trước đó, ngày 7-6, em Rơ Châm Tranh (SN 2010, trú làng Mrông Yố 2, xã Ia Ka) trong lúc đi tắm tại hồ tưới cà phê cũng bị đuối nước dẫn đến tử vong. Còn ngày 1-6, em Rơ Châm Trứ (SN 2013, trú làng Grút, xã Ia Khươl) khi chơi đùa bị trượt chân rơi xuống vùng nước sâu tại hồ chứa nước tưới cà phê dẫn đến cái chết thương tâm.
Học sinh Trường Tiểu học số 2 Nghĩa Hưng (huyện Chư Pah) khởi động trước khi học bơi. Ảnh: H.P
Học sinh Trường Tiểu học số 2 Nghĩa Hưng (huyện Chư Pah) khởi động trước khi học bơi. Ảnh: H.P
Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pah, trên địa bàn huyện có 894 ao, hồ, rãnh thoát nước. Trong đó mới chỉ có 122 ao, hồ có rào chắn, biển báo và 334 hộ ký cam kết làm biển báo, rào chắn; số còn lại chưa thực hiện việc cắm biển, làm hàng rào cảnh báo và chưa ký cam kết theo quy định nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tình trạng đuối nước ở trẻ em.
Nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn đuối nước là do các em không biết bơi, thiếu kỹ năng xử lý tình huống. Nhiều trẻ thiếu không gian vui chơi nên đã tìm đến ao hồ, sông suối để vui chơi, tắm mát rồi gặp nạn. Mặt khác, môi trường sống xung quanh trẻ không đảm bảo an toàn như ao, hồ quanh nhà không có rào chắn, biển cảnh báo, biển cấm, ở xa khu dân cư, ít người qua lại nên khi trẻ rơi vào tình huống nguy hiểm thì không nhận được sự trợ giúp kịp thời. Ngoài ra, sự thiếu quan tâm của phụ huynh cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến những vụ tai nạn thương tâm đối với trẻ em.
Triển khai các giải pháp cấp bách
Trước tình trạng này, huyện Chư Pah đã triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn đuối nước trẻ em. Trao đổi với P.V, ông Nay Kiên-Chủ tịch UBND huyện-cho biết: Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các xã, thị trấn, cơ quan, ban ngành, nhà trường triển khai giải pháp phòng tránh tai nạn đuối nước ở trẻ em. Cùng với đó, huyện triển khai chiến dịch truyền thông về vấn đề này, đặc biệt vào thời điểm trước khi học sinh nghỉ hè nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng. Triển khai xây dựng mô hình “Ngôi nhà an toàn”; xây dựng xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn “Xã, thị trấn phù hợp với trẻ em”. Bên cạnh đó, huyện đã đầu tư trên 2 tỷ đồng xây dựng 4 bể bơi thông minh tại 4 trường: Tiểu học Ia Nhin, Tiểu học số 2 Nghĩa Hưng, Tiểu học Ia Ka và Tiểu học Ia Phí. Trong đó, 2 bể bơi thông minh ở Trường Tiểu học Ia Nhin và Trường Tiểu học số 2 Nghĩa Hưng đã đưa vào hoạt động từ năm 2017, tổ chức được 16 khóa dạy bơi miễn phí và cấp giấy chứng nhận cho 325 học sinh. 
Phát động luyện tập môn bơi và phòng chống đuối nước Tại Trường Tiểu học số 2, Nghĩa Hưng. Ảnh: H.P
Phát động luyện tập môn bơi và phòng chống đuối nước Tại Trường Tiểu học số 2, Nghĩa Hưng. Ảnh: H.P
Bà Hồ Thị Thảo-Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chư Pah-thông tin: “Phòng đã chỉ đạo các đơn vị trường học trực thuộc chú trọng xây dựng trường học an toàn phòng tránh tai nạn đuối nước trẻ em. Phối hợp với các ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, cử giáo viên dạy thể dục dự các lớp hướng dẫn phổ cập bơi do trung ương, tỉnh tổ chức. Triển khai các mô hình thí điểm dạy bơi trong trường tiểu học, THCS, từ đó nhân rộng ra toàn huyện. Tăng cường giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh về phòng-chống tai nạn thương tích, trong đó chú trọng phòng tránh đuối nước ở trẻ em”.
Để nâng cao hiệu quả công tác phòng tránh đuối nước ở trẻ em, UBND huyện Chư Pah cũng đã chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch phòng tránh đuối nước của địa phương mình. Tổ chức kiểm tra, rà soát các ao hồ, sông suối, hố nước sâu (nhất là hố chứa nước tưới cà phê) và những khu vực thường xảy ra đuối nước hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước để tuyên truyền, vận động và chỉ đạo các tổ chức, cá nhân, nhân dân trên địa bàn xây dựng, làm rào chắn, biển cảnh báo nguy hiểm để người dân biết, phòng tránh. “Địa phương nào không làm tốt nhiệm vụ này, để xảy ra tai nạn đuối nước ở trẻ em trên địa bàn mình quản lý sẽ phải chịu trách nhiệm trước UBND huyện”-ông Nay Kiên nhấn mạnh.
HÀ PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Triển khai thi công tỉnh lộ 669-đoạn từ thị xã An Khê đi huyện Kbang. Ảnh: Minh Phương

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc thi công tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh; chỉ tiêu tuyển sinh tại Trường THPT DTNT Đông Gia Lai, Trường THCS DTNT Đak Pơ ít không đáp ứng nhu cầu học tập;...

Trung tâm huyện Đức Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Vĩnh Hoàng

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý; nghiên cứu và lập các dự án đầu tư trồng rừng đối với diện tích đất rừng khộp chưa có rừng...

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

UBND tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê - Ka Nak

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê-Ka Nak; hoạt động TTYT huyện Đức Cơ; cấp GCNQSD đất tại Khu đất Làng quân nhân Lữ đoàn 234-Quân đoàn 3; đất do Binh đoàn 15 quản lý tại tổ 6, phường Yên Thế (TP. Pleiku) đang có gần 300 hộ dân sử dụng sản xuất nông nghiệp ổn định trên 30 năm.