Chư Pah: Khi hợp tác xã "bắt tay" với nông dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hợp tác xã Sản xuất-Thương mại-Dịch vụ-Du lịch nông nghiệp Ia Mơ Nông (huyện Chư Pah, Gia Lai) đã liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản với nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong xã và các địa phương lân cận. Mô hình liên kết này bước đầu đã phát huy hiệu quả, thúc đẩy người dân phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập.
Cà phê là một trong những cây trồng mang lại nguồn thu chủ yếu cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã Ia Mơ Nông. Do đặc thù của loại cây trồng này là cả năm mới cho thu hoạch một lần nên nhiều hộ gặp khó khăn về vốn để đầu tư cho vườn cây. Bên cạnh đó, khi thu hoạch, nông dân còn hay bị thương lái ép giá, dẫn đến hiệu quả sản xuất không cao.
 Các thành viên Hợp tác xã Sản xuất-Thương mại-Dịch vụ-Du lịch nông nghiệp Ia Mơ Nông trao đổi, lựa chọn vật tư nông nghiệp phù hợp với nhu cầu sinh trưởng của vườn cây. Ảnh: S.C
Các thành viên Hợp tác xã Sản xuất-Thương mại-Dịch vụ-Du lịch nông nghiệp Ia Mơ Nông trao đổi, lựa chọn vật tư nông nghiệp phù hợp với nhu cầu sinh trưởng của vườn cây. Ảnh: S.C
Để tháo gỡ khó khăn này cho người dân, đồng thời tạo vùng nguyên liệu thu mua, Hợp tác xã (HTX) Sản xuất-Thương mại-Dịch vụ-Du lịch nông nghiệp Ia Mơ Nông đã liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cà phê với nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số thông qua các tổ. Theo đó, HTX đầu tư 100% phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giao cho tổ trưởng, tổ phó quản lý, phân bổ cho các hộ căn cứ theo nhu cầu, chu kỳ sản xuất. Bên cạnh việc hỗ trợ chi phí đầu tư không lãi suất, HTX còn hỗ trợ máy móc, tư vấn kỹ thuật, tổ chức thu mua nông sản cho các hộ. Theo ông Lê Văn Thanh-Giám đốc HTX: “Việc thực hiện mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ cà phê đã đáp ứng kịp thời nhu cầu của đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương. Đến nay, mô hình này đã thu hút hơn 600 hộ đăng ký tham gia, địa bàn mở rộng từ xã Ia Mơ Nông đến các xã: Ia Ka, Ia Nhin và thị trấn Ia Ly. Chính vì vậy, HTX đã 3 lần thay đổi vốn điều lệ, số vốn góp của thành viên lần sau tăng hơn lần trước. Nếu nguồn vốn HTX dồi dào hơn, mô hình được mở rộng sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho bà con, góp phần xóa đói giảm nghèo rất hiệu quả”. Cũng theo ông Thanh, trong năm 2019, HTX còn triển khai xây dựng mô hình tưới tiết kiệm nước cho cây cà phê từ nguồn vốn tài trợ của Dự án VnSAT với sự tham gia của 3 hộ, diện tích 4,5 ha. Từ thành công của mô hình tưới tiết kiệm nước, hiện đã có trên 200 thành viên đăng ký tham gia.  
Là thành viên của HTX Sản xuất-Thương mại-Dịch vụ-Du lịch nông nghiệp Ia Mơ Nông, ông Rơ Chăm Hyur (làng Kép 1, xã Ia Mơ Nông) cho biết: “Trước đây, bà con thường gặp khó khăn về nguồn vốn đầu tư cho vườn cây, mỗi khi đến đợt bỏ phân, phun thuốc là phải đi tìm chỗ vay mượn, lúc được lúc không nên sản lượng cà phê không ổn định. Năm 2018, tôi tham gia tổ liên kết sản xuất, được HTX hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cung cấp 100 cây sầu riêng giống để trồng xen trong vườn cà phê. Sản phẩm làm ra được HTX bao tiêu nên không lo bị thương lái ép giá như trước”. Từ thực tế triển khai mô hình liên kết sản xuất qua các tổ, ông Rơ Chăm Hyur cho rằng, về phía người dân có được lợi ích trước tiên là chủ động nguồn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong suốt quá trình sản xuất, có sổ theo dõi các đợt nhận vật tư nông nghiệp. Nhờ đó, người dân yên tâm sản xuất, đến cuối vụ thu hoạch mới phải thanh toán một lần. Đáng lưu ý, giá thu mua nông sản của HTX luôn bằng và cao hơn thị trường nên không chỉ riêng ông Hyur mà ở làng Kép 1 đã có hơn 40 hộ tham gia mô hình liên kết này.
Không chỉ liên kết sản xuất, tiêu thụ cà phê, để tạo thêm việc làm, gia tăng thu nhập xen kẽ trong năm cho người dân, HTX còn liên kết với bà con trồng mới 5.000 cây mãng cầu ta hạt lép, 50 ha đậu phộng... Hợp tác xã hỗ trợ bà con nguồn cây giống đảm bảo chất lượng, phân bón, hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng theo tiêu chuẩn VietGAP và cam kết bao tiêu sản phẩm làm ra.
Theo ông Phạm Minh Châu-Chủ tịch UBND xã Ia Mơ Nông, từ khi thành lập đến nay, hoạt động của HTX bước đầu đã giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người dân. “Chúng tôi rất ủng hộ phương thức hoạt động lẫn mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của HTX. Mặc dù đang ở giai đoạn đầu nhưng mô hình liên kết này đã tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực, thúc đẩy phong trào sản xuất trong đồng bào dân tộc thiểu số của địa phương khởi sắc hơn”-ông Châu khẳng định.
SƠN CA

Có thể bạn quan tâm

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

(GLO)- Chiều 6-12, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Đảng ủy-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Đak Sơ Mei (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” nhằm trao tặng áo ấm cho thiếu nhi trên địa bàn xã.

Quang cảnh hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024 huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: 19/20 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt và vượt kế hoạch năm 2024

(GLO)- Sáng 6-12, UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nguyễn Ngọc Ngô chủ trì hội nghị.

Đak Đoa điều chỉnh giảm dự toán vốn thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 4 Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn hơn 300 triệu đồng. Ảnh Hà Duy.

Đak Đoa điều chỉnh vốn sự nghiệp thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững

(GLO)- Hội đồng nhân dân huyện Đak Đoa vừa ban hành Nghị quyết số 26/NQ-HĐND về việc điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp chưa giải ngân hết trong năm 2023 đã được chuyển nguồn sang năm 2024 và điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp năm 2024 thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững (đợt 2).

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Mùa cà phê chín đỏ

Mùa cà phê chín đỏ

(GLO)- Dưới ánh nắng rực rỡ của những ngày cuối tháng 11, trên khắp các vườn cà phê chín đỏ, không khí thu hoạch rộn rã hơn. Năm nay, bà con nông dân đón mùa vụ với sự hân hoan lớn khi lần đầu tiên cà phê có một mức giá cao nhất lịch sử.