Chư Pah: Gia tăng tình trạng khai thác cát trái phép

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đang vào thời điểm xây dựng, giá vật liệu tăng như cát xây dựng, đá... dẫn đến tình trạng khai thác cát trái phép trên các con sông của huyện Chư Pah cao gấp nhiều lần so với mọi năm đã gây thất thoát tài nguyên, sạt lở đất nông nghiệp, ô nhiễm môi trường.
Cát tặc ngang nhiên khai thác
Hiện trường khai thác cát trái phép tại khu vực suối Ia Răm (làng A Mông, xã Ia Mơ Nông). Ảnh: Ngọc Thu
Hiện trường khai thác cát trái phép tại khu vực suối Ia Răm (làng A Mông, xã Ia Mơ Nông). Ảnh: Ngọc Thu
Cuối tháng 11, đi theo con đường dân sinh vào UBND xã Ia Phí, cách UBND xã khoảng 3 km, chúng tôi phát hiện có 5 điểm khai thác cát, trong đó 3 điểm đang hoạt động. Tại hiện trường, những chiếc máy nổ và các dụng cụ hút cát đang còn nguyên hiện trạng. Nhìn quanh điểm khai thác cát, rất nhiều điểm bị sạt lở nghiêm trọng. Nhiều điểm bị sạt lở cao đến cả 2-3 mét, tạo ra những vực sâu nên khiến nước không thể chạy lên để phục vụ cho bà con canh tác nông nghiệp. Đây chính là vị trí khai thác cát tại làng Ọp. Ngoài điểm khai thác này, trên địa bàn xã Ia Phí còn có một vị trí khai thác cát trái phép tại làng Juăng. Mặc dù những vị trí này trước đây đã bị lực lượng chức năng đã tiến hành tịch thu tang vật và xử lý hành chính nhưng khi lực lượng chức năng đi rồi, gần chục chiếc xe tải hạng nặng vẫn ngang nhiên, tiếp tục vận chuyển cát trái phép đi qua UBND xã Ia Phí, cày nát con đường dân sinh.
Ngoài xã Ia Phí, còn có 23 điểm khai thác cát trái phép khác tại các xã Hòa Phú, Hà Tây, Ia Mơ Nông, Ia Ka... ông Lê Xuân Dũng-Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Chư Pah, cho biết: Huyện đã mở các đợt kiểm tra liên ngành và phát hiện 17/23 điểm có hoạt động khai thác khoáng sản trái phép. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản và xử lý vi phạm hành chính. Tuy nhiên, các đối tượng khai thác cát trái phép thường chọn thời điểm ban đêm, ngoài giờ làm việc hay những ngày nghỉ, ngày lễ và không hút cát tập trung thành bãi chứa mà hút cát trực tiếp lên xe rồi chở đi ngay. Bên cạnh đó, những xe cát từ bên Kon Tum cũng men theo lối đi của các xã thuộc địa phận huyện Chư Pah… nên rất khó cho cơ quan chuyên môn, ngành chức năng phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời. 
Giao trách nhiệm cho người đứng đầu địa phương
Chính quyền huyện Chư Pah kiểm tra các điểm khai thác cát trái phép. Ảnh: Ngọc Thu
Chính quyền huyện Chư Pah kiểm tra các điểm khai thác cát trái phép. Ảnh: Ngọc Thu
Trong năm 2017, Đoàn kiểm tra liên ngành do Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện phối hợp với Công an, Phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh đã phát hiện và xử lý 23 trường hợp vi phạm hoạt động khai thác, tàng trữ khoáng sản. Số vụ vi phạm rải đều ở các xã Hà Tây, Ia Khuơl, Hòa Phú, Ia Mơ Nông, Ia Ka, Ia Ly... Tổng số tiền phạt vi phạm hành chính là trên 100 triệu đồng. Tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2016. Theo ông Nay Kiên-Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Pah, năm nay tình trạng khai thác cát trở nên nóng hơn là do kết cấu địa chất địa hình dốc nên khi trời mưa, dòng nước chảy lớn, lượng cát đầu nguồn đổ về có nguy cơ xâm nhập vào ruộng lúa, hoa màu của nhân dân nên các hộ dân sợ cát ngập ruộng ngăn chặn, khơi thông hoặc hút cát tránh chảy vào ruộng. Khi sử dụng không hết, người dân chuyển sang kinh doanh bán kiếm lời nên gây khó khăn trong việc quản lý. Ngoài ra, việc quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn và các khu vực lân cận được các cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ hơn nên càng đẩy giá cát lên cao, cộng thêm nhu cầu xây dựng trên địa bàn cũng gia tăng nên việc khai thác cát trái phép diễn biến phức tạp. 
Trước tình trạng trên, huyện Chư Pah đã tổ chức thêm nhiều đợt kiểm tra đột xuất vào dịp cuối năm, kiên quyết xử lý các đối tượng lén lút khai thác khoáng sản, cố tình vi phạm. Ông Nay Kiên-Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Pah cho biết: Huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng đặc biệt là UBND các xã nắm rõ các điểm khai thác cát trái phép để kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vi phạm kịp thời. Tuy nhiên sau khi xử lý, các vấn đề khai thác nhỏ lẻ cũng trở nên tinh vi hơn, khó khăn hơn cho công tác quản lý.
Lãnh đạo huyện Chư Pawh cho biết trong thời gian đến, huyện sẽ rà soát lại quy hoạch cấp phép khai thác khoáng sản đặc biệt là cát. Những điểm nào có khoáng sản có hạ tầng giao thông đảm bảo huyện sẽ đề nghị với UBND tỉnh cho đấu giá quyền khai thác khoáng sản để đảm bảo không thất thoát khoáng sản. Đối với mỏ có nguy cơ sạt lở, ảnh hưởng đến người dân, nằm trong khu vực quy hoạch thì sẽ đề nghị UBND tỉnh đưa ra khỏi quy hoạch. Đối với mỏ được cấp khai thác khoáng sản sẽ ràng buộc yêu cầu doanh nghiệp, người khai thác cam kết đảm bảo cùng với địa phương duy tu sửa chữa đường, không gây ảnh hưởng đến giao thông. Nếu gây sạt lở sẽ đình chỉ hoạt động khai thác. Đặc biệt, huyện sẽ tăng cường công tác phân nhiệm trách nhiệm quản lý địa bàn cho các địa phương là Chủ tịch UBND xã trong công tác toàn dân bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn. Nếu địa phương không quản lý được thì sẽ làm rõ trách nhiệm, tùy theo mức độ sẽ kỷ luật người đứng đầu nếu không nắm được tình trạng khai thác các trái phép và không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Ngọc Thu

Có thể bạn quan tâm

Nga chịu tổn thất về người lớn nhất trong tháng 11, Ukraine ra mắt “UAV tên lửa” mới

Nga chịu tổn thất về người lớn nhất trong tháng 11, Ukraine ra mắt “UAV tên lửa” mới

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Anh, số lượng binh sĩ Nga chết và bị thương trung bình hàng ngày trong tháng 11-2024 đã đạt mức cao kỷ lục. Trong khi đó, Ukraine vừa giới thiệu mẫu UAV lai tên lửa có tốc độ lên đến 700 km/giờ và tầm bay 700 km, vượt xa tên lửa do phương Tây cung cấp.

Người dân nhận thực phẩm cứu trợ tại Deir al-Balah, Dải Gaza ngày 23-11. Ảnh: THX/TTXVN

Israel bị cáo buộc “tiến hành diệt chủng” đối với người Palestine tại Dải Gaza

(GLO)- Ngày 5-12, Hãng tin AFP cho biết, Tổ chức Ân xá Quốc tế cáo buộc Israel “tiến hành diệt chủng” đối với người Palestine tại Gaza kể từ khi chiến sự xảy ra. Tuy nhiên, Israel đã nhiều lần kiên quyết bác bỏ các cáo buộc diệt chủng, đồng thời cáo buộc Hamas lợi dụng người Palestine làm lá chắn sống.