Chiêm ngưỡng Tôn tượng Di Lặc cao 36m nặng hơn 5.000 tấn trên đỉnh núi Bà

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Núi Bà Đen được biết đến là nơi có tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn cao nhất châu Á, có ngôi chùa cổ 300 năm thì nay có thêm đại tượng Di Lặc uy nghi được an vị và khai quang trong ngày hôm nay 28.1.

Tọa lạc tại độ cao hơn 900m trên đỉnh núi Bà Đen, đại tượng Phật Di Lặc có chiều cao 36m, chiều rộng lớn nhất 45m, diện tích bề mặt tượng 4.651m2, nặng 5.112 tấn.

Tôn tượng được tạo hình theo một phương thức đặc biệt chưa từng có tại Việt Nam: ghép từ 6.688 viên đá sa thạch tự nhiên theo cảm hứng ruộng bậc thang. So với những bức tượng Phật Di Lặc lớn nhất trên thế giới được kiến tạo từ đá, cả về chiều cao và trọng lượng, đại tượng Phật Di Lặc tại núi Bà Đen là bức tượng Phật Di Lặc bằng đá sa thạch lớn nhất thế giới.

Đại tượng Phật Di Lặc ngự tọa trên đỉnh núi thiêng cao nhất Nam bộ. Ảnh: BÙI VĂN HẢI
Đại tượng Phật Di Lặc ngự tọa trên đỉnh núi thiêng cao nhất Nam bộ. Ảnh: BÙI VĂN HẢI
Tôn tượng Phật Di Lặc được tạo tác ở tư thế ngồi trên thác nước chảy tràn với với khuôn mặt hiền từ, nụ cười hoan hỉ, cổ đeo tràng hạt, mắt hướng về phía đông nơi mặt trời mọc. Ảnh: BÙI VĂN HẢI

Tôn tượng Phật Di Lặc được tạo tác ở tư thế ngồi trên thác nước chảy tràn với với khuôn mặt hiền từ, nụ cười hoan hỉ, cổ đeo tràng hạt, mắt hướng về phía đông nơi mặt trời mọc. Ảnh: BÙI VĂN HẢI

Sự kiện lễ khai quang đại tượng Phật Di Lặc được tổ chức dưới sự chủ trì của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Tây Ninh do Hòa thượng Thích Niệm Thới - Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Tây Ninh làm Trưởng ban tổ chức. Ảnh: BÙI VĂN HẢI
Sự kiện lễ khai quang đại tượng Phật Di Lặc được tổ chức dưới sự chủ trì của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Tây Ninh do Hòa thượng Thích Niệm Thới - Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Tây Ninh làm Trưởng ban tổ chức. Ảnh: BÙI VĂN HẢI
Trong Phật giáo, Di Lặc là vị Phật của tương lai. Ảnh: BÙI VĂN HẢI
Trong Phật giáo, Di Lặc là vị Phật của tương lai. Ảnh: BÙI VĂN HẢI
Niềm vui lớn nhất của vị Bồ Tát này là biến những buồn phiền, giận dữ, áp lực của con người thành niềm vui, niềm hạnh phúc. Vì vậy, Phật Di Lặc còn được gọi là Phật cười. Ảnh: BÙI VĂN HẢI

Niềm vui lớn nhất của vị Bồ Tát này là biến những buồn phiền, giận dữ, áp lực của con người thành niềm vui, niềm hạnh phúc. Vì vậy, Phật Di Lặc còn được gọi là Phật cười. Ảnh: BÙI VĂN HẢI

Người ta tin rằng nụ cười nội tâm của Phật Di Lặc mạnh tới mức luôn tỏa sáng trên khuôn mặt hiền từ và hoan hỉ của ngài. Song song đó, tại lễ khai quang còn là dịp để Phật tử và du khách được chiêm ngưỡng Cầu Ước - cây cầu tâm linh đặc biệt - nơi để du khách chiêm bái tượng Phật Di Lặc, ngắm bao quát toàn cảnh vùng đồng bằng và hồ Dầu Tiếng mênh mông từ trên cao. Ảnh: BÙI VĂN HẢI

Người ta tin rằng nụ cười nội tâm của Phật Di Lặc mạnh tới mức luôn tỏa sáng trên khuôn mặt hiền từ và hoan hỉ của ngài. Song song đó, tại lễ khai quang còn là dịp để Phật tử và du khách được chiêm ngưỡng Cầu Ước - cây cầu tâm linh đặc biệt - nơi để du khách chiêm bái tượng Phật Di Lặc, ngắm bao quát toàn cảnh vùng đồng bằng và hồ Dầu Tiếng mênh mông từ trên cao. Ảnh: BÙI VĂN HẢI

Phía sau lưng và bao quanh tượng Di Lặc Bồ Tát là thác nước nhân tạo khổng lồ với chiều cao 35m, tạo nên một khung cảnh kỳ vĩ trên đỉnh núi Bà Đen. Phía xa là tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn. Ảnh: BÙI VĂN HẢI

Phía sau lưng và bao quanh tượng Di Lặc Bồ Tát là thác nước nhân tạo khổng lồ với chiều cao 35m, tạo nên một khung cảnh kỳ vĩ trên đỉnh núi Bà Đen. Phía xa là tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn. Ảnh: BÙI VĂN HẢI

Thác nước được kết hợp với hệ thống đài phun nước sử dụng công nghệ tạo những đợt sóng trào độc đáo, cùng với nhiều dải ánh sáng ấn tượng, làm nên một show nhạc nước đậm sắc màu thiền định. Ảnh: BÙI VĂN HẢI

Thác nước được kết hợp với hệ thống đài phun nước sử dụng công nghệ tạo những đợt sóng trào độc đáo, cùng với nhiều dải ánh sáng ấn tượng, làm nên một show nhạc nước đậm sắc màu thiền định. Ảnh: BÙI VĂN HẢI

Núi Bà Đen có khí hậu mát mẻ, dễ chịu quanh năm. Với độ cao khoảng 986m so với mặt nước biển, trên đỉnh núi thường xuyên mây trắng che phủ, đó cũng là điểm đặc biệt thu hút du khách đến với núi Bà. Ảnh: BÙI VĂN HẢI
Núi Bà Đen có khí hậu mát mẻ, dễ chịu quanh năm. Với độ cao khoảng 986m so với mặt nước biển, trên đỉnh núi thường xuyên mây trắng che phủ, đó cũng là điểm đặc biệt thu hút du khách đến với núi Bà. Ảnh: BÙI VĂN HẢI

Vào những ngày rằm hay ngày lễ lớn của Phật giáo trong năm, trên đỉnh núi Bà sẽ tổ chức nghi lễ dâng đăng và thả đèn hoa đăng cùng các Phật tử gần xa để cầu bình an và may mắn.

Theo thống kê từ Khu du lịch Sun World Ba Den Mountain, những ngày cuối cùng của năm 2023, mỗi ngày có đến hàng ngàn lượt khách đi cáp treo lên chùa và đỉnh núi. Chỉ tính riêng ngày 1.1.2024, có đến 20.700 lượt khách đi cáp treo viếng chùa để tạ lễ cuối năm và hòa vào không khí đón năm mới rực rỡ trên đỉnh núi.

Có thể bạn quan tâm

Singapore mở đường bay thẳng tới Phú Quốc

Singapore mở đường bay thẳng tới Phú Quốc

Sau một loạt đường bay mới từ Hàn Quốc và các nước Trung Á, Đông Âu, đảo Ngọc Phú Quốc tiếp tục khẳng định sức hút mới của mình khi đón đường bay thẳng từ Singapore, trở thành điểm đến cuối tuần mới của nhiều du khách quốc tế.

Du lịch Khánh Hòa sắp thu nhiều tiền nhất từ trước đến nay

Du lịch Khánh Hòa sắp thu nhiều tiền nhất từ trước đến nay

Sở Du lịch Khánh Hòa cho biết, trong 10 tháng, tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 47.000 tỷ đồng, tăng 63% so với cùng kỳ, vượt 17,2% kế hoạch. Dự kiến, năm nay Khánh Hòa sẽ đón hơn 10 triệu lượt khách du lịch, doanh thu từ hoạt động du lịch trên 50.000 tỷ đồng - mức cao nhất từ trước đến nay.

Mãn nhãn cùng hội hoa dã quỳ Chư Đang Ya

Mãn nhãn cùng hội hoa dã quỳ Chư Đang Ya

(GLO)- Qua 3 ngày đầu diễn ra với nhiều chương trình ý nghĩa (từ ngày 8 đến 10-11), Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya 2024 để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách về một vùng đất, một loài hoa đã góp phần làm nên biểu tượng của du lịch Gia Lai.