Ở Việt Nam thì đầy rẫy chẳng ai dòm ngó, tại sao củ cải Nhật muối chua lại có giá đắt ngang tôm hùm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Giống như món dưa muối truyền thống của Việt Nam, củ cải muối được xách tay từ Nhật về đang là món ăn khoái khẩu của giới nhà giàu Việt dù chúng có giá đắt đỏ ngang với giá tôm hùm.

Chiều thứ Tư, sau khi ngồi chia xong gần 10 thùng củ cải muối Nhật theo đúng đơn khách đặt để shipper kịp giao hàng, chị Ngô Thị Hải Luân, chủ một cửa hàng thực phẩm sạch nhập khẩu ở Thảo Điền (Quận 2, TP.HCM) nói: “Tổng chuyến này về được 50kg, cả củ cái muối vàng và củ cải muối đỏ. Nhưng số hàng này đều đã có khách đặt trước, tôi chỉ còn dư đúng 1 gói để ăn bữa nay”.

Chị cho biết, củ cải muối chua của Nhật Bản ăn giòn, có vị chua ngọt, thơm bùi. Đây là món dưa muối truyền thống rất phổ biến ở đất nước Mặt trời mọc. Nó giống kiểu các món dưa cải muối chua truyền thống của Việt Nam.

 

Củ cải muối - món ăn truyền thống của Nhật Bản được nhập về Việt Nam có giá khá đắt đỏ
Củ cải muối - món ăn truyền thống của Nhật Bản được nhập về Việt Nam có giá khá đắt đỏ


Song, dưa muối chua truyền thống của nước ta có giá khá rẻ. Ra chợ, chỉ cần bỏ ra 3.000-5.000 đồng là có thể mua được bát dưa cải muối chua vàng rộm. Còn giá củ cải muối xách tay từ Nhật Bản về Việt Nam khá đắt đỏ, như củ cải muối vàng giá lên tới 220.000-250.000 đồng/kg, củ cải muối đỏ thậm chí 500.000 đồng/kg.

“Dù chỉ là món dưa muối thôi nhưng giá củ cải muối Nhật đắt ngang giá tôm hùm”, chị Luân so sánh.

Cũng theo chị Luân, vì có giá khá đắt đỏ nên mặt hàng này chủ yếu được chị nhập về để phục vụ nhu cầu của giới nhà giàu. Họ hay ăn sashimi, sushi, thịt nướng,... nên củ cải muối được lựa chọn là món kèm giúp trung hòa món ăn, tốt cho tiêu hóa.


 

Một cân củ cải muối Nhật có giá dao động từ 250.000-500.000 đồng/kg tùy loại
Một cân củ cải muối Nhật có giá dao động từ 250.000-500.000 đồng/kg tùy loại



Thường thì củ cải muối mỗi tuần chỉ về một lần, lượng hàng dao động từ 40-50kg tùy khách đặt. Củ cải về đến đâu trả hàng đến đó, rất ít khi có sẵn hoặc có cũng chỉ vài ba gói chứ không nhiều, chị chia sẻ.

Anh Nguyễn Văn Đoàn - chủ cửa hàng thực phẩm nhập khẩu ở Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội), thừa nhận, do giá tương đối đắt đỏ nên củ cải muối chua Nhật khá kén khách. Song, lượng hàng tiêu thụ lại có chiều hướng tăng.

Dịp cận Tết năm ngoái - thời điểm mới nhập củ cải muối Nhật về bán, lượng hàng bán ra chỉ chưa tới 10kg mỗi tuần. Sau đó, khách quen ăn nhiều hơn, lượng củ cải cũng tiêu thụ cũng tốt hơn. Hiện tại, mỗi tháng anh bán hết khoảng 1 tạ củ cải muối.


 

Khách mua củ cải muối Nhật thường là các gia đình có điều kiện về kinh tế
Khách mua củ cải muối Nhật thường là các gia đình có điều kiện về kinh tế


“Có khách tuần nào cũng mua 2-3kg về ăn vì củ cải muối ngoài cách ăn trực tiếp còn chế biến được nhiều món khác”, anh nói. Đây là hàng nguyên củ đóng trong túi hút chân không rất dễ bảo quản, khi ăn đem ra cắt lát tròn hoặc thái sợi làm salad.

Dù khá nghiện món củ cải muối chua Nhật, song chị chị Hoàng Hải Yến ở Trần Điền (Thanh Xuân, Hà Nội) thừa nhận rằng, so với các loại rau hoặc dưa muối của Việt Nam thì củ cải có giá rất đắt đỏ.

Củ cải muốn ăn giòn tan, vị mặn, chua, ngọt kết hợp rất vừa miệng, gần như mâm cơm tối của gia đình chị ngày nào cũng xuất hiện món ăn này. Chị Yến thường đặt mua loại củ cải muối màu vàng vì giá rẻ bằng một nửa củ cải muối màu đỏ.

Ngày trước tìm mua củ cải muối của Nhật rất khó, có khi đặt cả nửa tháng mới nhận được hàng. Giờ thì nhiều nơi bán, hàng đặt cũng nhanh về hơn, 2-3 ngày là nhận được. Thế nên, mỗi lần chị đặt đủ ăn cho cả tuần, đỡ mất công, chị chia sẻ.

 

https://danviet.vn/o-viet-nam-thi-day-ray-chang-ai-dom-ngo-tai-sao-cu-cai-nhat-muoi-chua-lai-co-gia-dat-ngang-tom-hum-20201207154203149.htm

Theo Như Băng (vietnamnet.vn/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.