"Vỡ mộng" làm giàu từ cây lạ sachi, giá rớt thảm còn 15.000 đồng/kg

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những năm qua, tại các tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai, Đăk Lăk, hồ tiêu chết hàng loạt khiến nông dân điêu đứng, cà phê cũng liên tục sụt giá nên ai cũng ngán ngẩm. Nghe đồn cây sachi là “vua của các loại hạt”, có giá từ 500.000 - 800.000 đồng/kg nên nhiều gia đình đã đổ xô trồng khi đầu ra chưa chắc chắn. Hệ quả là hạt sachi không những khó bán mà giá còn có giá quá rẻ.
Từ chỗ sachi bán được với giá 200.000 - 300.000 đồng/kg, sau một thời gian ngắn “vua của các loại hạt” rớt thê thảm, chỉ còn 15.000 - 20.000 đồng/kg. Vỡ “mộng vàng” từ sachi, nhiều nhà vườn đã bỏ hoang, thậm chí chặt bỏ vườn cây đã mất nhiều năm dày công chăm sóc.
Một thời đổ xô trồng “cây lạ”
 
Trước đó vì nghe lời đồn thổi giá cao, nhiều người dân đổ xô trồng sachi.  Ảnh: T.H

TS Phạm Công Trí - Trưởng bộ môn Hệ thống nông lâm nghiệp (Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên) cho biết, cây sachi là cây trồng mới, có nguồn gốc từ Nam Mỹ, khảo nghiệm ở Việt Nam chỉ vài năm trở lại đây, các nghiên cứu chủ yếu đánh giá ban đầu, quy mô nhỏ. Những nghiên cứu trên diện tích lớn ở các vùng khí hậu khác nhau chưa nhiều.

Thực tế, cây sachi chưa có quy trình sản xuất, chưa có công nghệ chế biến sau thu hoạch và chưa có thị trường ổn định nên việc người nông dân tự phát trồng loại cây này tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Mấy năm trước, nghe lời đồn thổi 1kg sachi có thể bán ra thị trường với giá hàng trăm nghìn đồng nên người dân ở các huyện Chư Sê, Chư Pưh, Chư Prông, Đăk Đoa (Gia Lai) bắt đầu đổ xô trồng, bất chấp việc sachi là loài cây hoàn toàn mới lạ, đầu ra chưa biết thế nào...

Hệ quả là hiện nay, giá hạt sachi liên tục lao dốc, chỉ còn 15.000 - 20.000 đồng/kg. Thậm chí nhiều công ty đã ký hợp đồng trước đó với người dân nhưng hiện thu mua cầm chừng hoặc… “bỏ chạy”.
Đứng giữa vườn sachi vừa mới chặt bỏ, bà Nguyễn Thị Huế Ngọc (trú tại xã Ia Blang, huyện Chư Sê) ngao ngán nói: “Trước đây, khu vực này tôi trồng tiêu, sau khi tiêu chết, gia đình thấy Công ty TNHH MTV Phương Phúc Nguyên vào ký hợp đồng trồng sachi nên mạnh dạn chuyển qua trồng. Lúc ký hợp đồng, công ty cam kết sẽ thu mua với giá thấp nhất là 40.000 đồng, còn nếu giá thị trường cao hơn thì sẽ mua theo giá thị trường. Tin rằng sachi có thể cải thiện đời sống giữa lúc kinh tế gia đình đang kiệt quệ vì hồ tiêu, bên cạnh đó, thấy giá hạt sachi bên ngoài cũng đang khá cao nên gia đình tôi đã đầu tư trồng 600 cây trên diện tích 3 sào”.
Sau 7 tháng sachi bắt đầu cho thu hoạch, bà Ngọc khấp khởi mừng vui, mong cuộc sống sẽ “lên đời” nhờ loại cây này khi được công ty mua với giá 120.000 đồng/kg. Tuy nhiên, ngay sau đó giá sachi bắt đầu sụt giảm xuống còn 70.000 đồng rồi 40.000 đồng và hiện tại chỉ còn 15.000 đồng/kg. Loại đạt độ dầu thì có giá cao hơn một chút, được 17.000 - 18.000 đồng/kg. “Giá thấp đã đành, bên phía công ty còn cầm chừng không thu mua nên gia đình tôi chặt bỏ hết rồi…” - bà Ngọc nói.
Được biết, năm 2017 Công ty TNHH MTV Phương Phúc Nguyên được Sở NNPTNT tỉnh Gia Lai cho phép triển khai trồng khảo nghiệm cây sachi trên địa bàn huyện Chư Sê với diện tích gần 3ha và 9 hộ dân đăng ký trồng. Về giá cả, công ty sẽ thu mua theo giá thị trường nhưng giá thấp nhất là 40.000 đồng/kg.
Năm đầu tiên, giá sachi tăng khá cao, người dân thậm chí còn bán được mức 140.000 đồng/kg, nhưng càng về sau giá càng sụt giảm. Nhiều người dân đành “ngậm đắng nuốt cay” bán cho các tiểu thương với giá 15.000 đồng/kg, hy vọng có thể vớt vát được chút ít. Về phía Công ty TNHH MTV Phương Phúc Nguyên, do giá cả sụt giảm mạnh nên bắt đầu thu mua cầm chừng. Vỡ mộng về  sachi nên nhiều người đã bỏ hoang, thậm chí chặt bỏ vườn sachi đang sai trĩu quả để trồng loại cây mới.
Theo ông Nguyễn Văn Khôi - Chủ tịch UBND xã Ia Blang, dù xã đã có khuyến cáo người dân không nên mở rộng diện tích sachi vì đang trong giai đoạn trồng thử nghiệm, nhưng diện tích loài cây này vẫn tăng theo hàng năm. Hiện diện tích trồng sachi tự phát tại địa phương đã lên đến hơn 10ha.
“Sống, chết” với sachi
Tương tự, tại xã Kdang (huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai), một thời nhiều hộ dân tại địa phương này đã bất chấp rủi ro đổ xô trồng sachi. Thậm chí nhiều hộ dân còn chặt bỏ cà phê, hồ tiêu, quyết “sống chết” với loại cây này nhưng chỉ sau 1 năm lại chặt bỏ chuyển sang trồng chanh dây.
Là một trong những hộ đầu tiên trên địa bàn xã Kdang đưa cây sachi về trồng trong vườn cà phê của mình, nhưng bây giờ khi hỏi chuyện về cây sachi, anh Kyoi (làng TLeo, xã Kdang, huyện Đăk Đoa) thở dài ngao ngán. Theo anh Kyoi, hai năm trước thấy nhiều người nói trồng cây sachi có hiệu quả kinh tế cao nên anh đã nhờ một người bạn ở Bình Phước mua hộ hạt giống từ bên Lào gửi về ươm. Khi đó, anh Kyoi mua hạt giống với giá 600.000 đồng/kg và trồng xen trong vườn cà phê trên diện tích khoảng 1,4ha.
“Ngày đó vườn sachi phát triển tốt lắm, nhưng sau khi thu hoạch được vài đợt thì không có ai mua nữa. Lúc đó, ở thị trấn Đăk Đoa có một người mua với giá 35.000 đồng/kg hạt nhưng cũng không có lời nên nhiều người dân bắt đầu phá bỏ. Riêng gia đình tôi cũng thu được 1 tạ, bán với giá hơn 120.000 đồng/kg nhưng sau đó giá giảm dần, không có lời lãi nên chẳng buồn thu hoạch. Hiện gia đình tôi đã phá bỏ hết sachi để trồng chanh dây rồi, vì càng để lâu càng tốn công chăm sóc. Thu hoạch về cũng có ai mua đâu, chăm làm gì càng khổ thêm!” - anh Kyoi bộc bạch.
Trần Hiền (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.