Việt Nam thiệt hại khoảng 3.600 tỉ đồng vì dịch tả lợn châu Phi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tính đến ngày 3.6 vừa qua, đã có tổng cộng trên 2,2 triệu con lợn bị tiêu hủy do nhiễm dịch tả lợn châu Phi - Ảnh: Internet
Đến ngày 3.6.2019, dịch tả lợn châu Phi đã khiến trên 2,2 triệu con lợn bị tiêu hủy, thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi đến thời điểm này là khoảng 3.600 tỉ đồng.
Số liệu cập nhật mới nhất từ Cục Thú y (Bộ NNPTNT) cho biết, tính đến ngày 3.6, bệnh dịch tả lợn châu Phi (ASF) đang xảy ra tại 52 tỉnh, thành phố. Tổng số lợn bị bệnh buộc phải tiêu hủy trên 2,2 triệu, tổng trọng lượng lợn phải tiêu hủy gần 130 nghìn tấn.
Thiệt hại do bệnh dịch tả lợn Châu Phi gây ra ước tính khoảng 3.600 tỉ đồng, bao gồm chi phí hỗ trợ lợn tiêu hủy, chi phí mua hóa chất sát trùng, chi phí hỗ trợ tiêu hủy...
Nói về mức hỗ trợ người dân, doanh nghiệp một cách hợp lý, chính xác khi lợn bị bệnh dịch tả lợn châu Phi, buộc phải tiêu hủy tại buổi làm việc giữa Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Phùng Đức Tiến với đại diện 35 tỉnh, thành phố, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ ngày hôm nay (4.6), ông Nguyễn Xuân Dương - Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi đưa ra hai phương án:
Thứ nhất là hỗ trợ phân theo đối tượng lợn con, lợn thịt các loại; lợn nái, lợn đực đang khai thác các loại hỗ trợ bằng 80% giá thị trường và hỗ trợ bằng cân trọng lượng lợn. Ông Dương cũng nêu đề xuất phương án hỗ trợ lợn buộc phải tiêu hủy của các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh tối thiểu bằng 30% giá thị trường.
Thứ hai là hỗ trợ theo nhóm lợn phân ra 5 nhóm lợn: lợn đang theo mẹ, mức hỗ trợ là 250.000 đồng/con; lợn con cai sữa dưới 2 tháng tuổi, mức hỗ trợ 500.000 đồng/con; lợn thịt từ 2 đến 4 tháng tuổi (từ 30 - 80kg) hỗ trợ 1.500.000 đồng/con; lợn thịt từ 4 tháng tuổi trở lên hỗ trợ 2.500.000 đồng/con; lợn nái đang khai thác hỗ trợ từ 3.500.000 - 4.000.000 đồng/con.
Hiện nay, cách hỗ trợ theo nhóm lợn (phương án 2) đang được Đồng Nai và một số tỉnh áp dụng. Hầu hết các ý kiến đều đồng ý với việc hỗ trợ bằng cân với tối thiểu 80% giá thị trường. Các địa phương căn cứ vào giá thực tế tại địa phương vào thời điểm hỗ trợ để xác nhận mức hỗ trợ cụ thể.
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đề xuất nâng mức hỗ trợ cho lực lượng tham gia tiêu hủy lợn bị bệnh bằng với mức thuê nhân công ở địa phương, từ 300.000 - 500.000 đồng/ngày.
Tuyết Nhung (Motthegioi.vn)

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.