Krông Pa: Đưa cơ giới vào sản xuất nông nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, ngành Nông nghiệp và PTNT huyện Krông Pa đã triển khai nhiều mô hình, dự án hỗ trợ nông dân đưa cơ giới vào sản xuất nông nghiệp như: cày đất bằng máy làm đất đa năng, thu hoạch mía bằng máy nâng xếp mía…

  Đưa cơ giới vào sản xuất nông nghiệp.
Đưa cơ giới vào sản xuất nông nghiệp.

Ông Kpa Bin-một hộ dân trồng mía ở xã Ia Mlah cho hay: “Gia đình tôi trồng gần 2 ha mía. Trước đây, các khâu từ làm đất, xuống giống, làm cỏ, bón phân, thu hoạch đều thủ công nên rất vất vả thuê nhân công và cũng rất tốn kém. Còn bây giờ chỉ cần thuê máy trồng liên hợp là một ngày có thể vừa bỏ phân, vừa xuống giống”. So với phương pháp thủ công, việc đưa cơ giới vào sản xuất mía cắt giảm đáng kể chi phí đầu tư. Cụ thể, nếu bằng thủ công, mỗi ha mía chi phí khoảng 6,5 triệu đồng, trong khi đó trồng bằng máy liên hợp chỉ tốn 3,5 triệu đồng/ha.

Việc đưa cơ giới vào sản xuất nông nghiệp không chỉ đỡ vất vả, kịp lịch thời vụ, giảm tổn thất trong sản xuất mà còn giải quyết được bài toán thiếu lao động mùa vụ, giảm chi phí đầu vào, tăng chất lượng sản phẩm, tăng lợi nhuận khoảng 30%... Ông Lê Văn Đậu (xã Ia Mlah) cho biết: “Từ khi áp dụng phương pháp làm đất, rạch hàng trồng mía bằng máy làm đất đa năng, gia đình giảm được khoảng 30% chi phí công lao động. Trồng mía bằng máy rất nhanh, thẳng hàng, thuận tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch, năng suất mía cao hơn so với cách làm truyền thống”.

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Krông Pa, tổng diện tích mía của huyện hiện khoảng 1.000 ha, tập trung chủ yếu tại xã Ia Mlah và thị trấn Phú Túc. Vụ mùa năm 2016, huyện phấn đấu trồng mới hơn 450 ha. Việc các doanh nghiệp hỗ trợ nông dân đưa cơ giới vào sản xuất giúp rút ngắn thời gian xuống giống, kịp thời vụ, đảm bảo chất lượng cây giống và giảm chi phí sản xuất. Ông Đinh Xuân Duyên-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Krông Pa nói: “Theo quy hoạch của tỉnh đến năm 2020, diện tích mía của huyện đạt trên 3.000 ha, huyện đang đề nghị với tỉnh quy hoạch diện tích mía đến năm 2025 là 6.500 ha. Để nâng cao hiệu quả, trong thời gian tới, ngoài việc khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân, huyện sử dụng kinh phí sự nghiệp nông nghiệp hàng năm để xây dựng mô hình sản xuất mía có tưới và hỗ trợ máy trồng mía, công nghệ tưới mía. Khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên những diện tích mì năng suất thấp sang cây mía, từng bước sản xuất mía theo cánh đồng mẫu lớn”.

Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

(GLO)- Để đảm bảo cung ứng điện trong thời điểm nắng nóng kéo dài, ngành Điện Gia Lai đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đồng thời kêu gọi khách hàng thực hành tiết kiệm và sử dụng điện an toàn, hiệu quả.
Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.