Krông Pa: Đưa cơ giới vào sản xuất nông nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, ngành Nông nghiệp và PTNT huyện Krông Pa đã triển khai nhiều mô hình, dự án hỗ trợ nông dân đưa cơ giới vào sản xuất nông nghiệp như: cày đất bằng máy làm đất đa năng, thu hoạch mía bằng máy nâng xếp mía…

  Đưa cơ giới vào sản xuất nông nghiệp.
Đưa cơ giới vào sản xuất nông nghiệp.

Ông Kpa Bin-một hộ dân trồng mía ở xã Ia Mlah cho hay: “Gia đình tôi trồng gần 2 ha mía. Trước đây, các khâu từ làm đất, xuống giống, làm cỏ, bón phân, thu hoạch đều thủ công nên rất vất vả thuê nhân công và cũng rất tốn kém. Còn bây giờ chỉ cần thuê máy trồng liên hợp là một ngày có thể vừa bỏ phân, vừa xuống giống”. So với phương pháp thủ công, việc đưa cơ giới vào sản xuất mía cắt giảm đáng kể chi phí đầu tư. Cụ thể, nếu bằng thủ công, mỗi ha mía chi phí khoảng 6,5 triệu đồng, trong khi đó trồng bằng máy liên hợp chỉ tốn 3,5 triệu đồng/ha.

Việc đưa cơ giới vào sản xuất nông nghiệp không chỉ đỡ vất vả, kịp lịch thời vụ, giảm tổn thất trong sản xuất mà còn giải quyết được bài toán thiếu lao động mùa vụ, giảm chi phí đầu vào, tăng chất lượng sản phẩm, tăng lợi nhuận khoảng 30%... Ông Lê Văn Đậu (xã Ia Mlah) cho biết: “Từ khi áp dụng phương pháp làm đất, rạch hàng trồng mía bằng máy làm đất đa năng, gia đình giảm được khoảng 30% chi phí công lao động. Trồng mía bằng máy rất nhanh, thẳng hàng, thuận tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch, năng suất mía cao hơn so với cách làm truyền thống”.

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Krông Pa, tổng diện tích mía của huyện hiện khoảng 1.000 ha, tập trung chủ yếu tại xã Ia Mlah và thị trấn Phú Túc. Vụ mùa năm 2016, huyện phấn đấu trồng mới hơn 450 ha. Việc các doanh nghiệp hỗ trợ nông dân đưa cơ giới vào sản xuất giúp rút ngắn thời gian xuống giống, kịp thời vụ, đảm bảo chất lượng cây giống và giảm chi phí sản xuất. Ông Đinh Xuân Duyên-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Krông Pa nói: “Theo quy hoạch của tỉnh đến năm 2020, diện tích mía của huyện đạt trên 3.000 ha, huyện đang đề nghị với tỉnh quy hoạch diện tích mía đến năm 2025 là 6.500 ha. Để nâng cao hiệu quả, trong thời gian tới, ngoài việc khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân, huyện sử dụng kinh phí sự nghiệp nông nghiệp hàng năm để xây dựng mô hình sản xuất mía có tưới và hỗ trợ máy trồng mía, công nghệ tưới mía. Khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên những diện tích mì năng suất thấp sang cây mía, từng bước sản xuất mía theo cánh đồng mẫu lớn”.

Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính công của UBND TP. Pleiku. Ảnh Hà Duy

Công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(GLO)- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Trương Hải Long vừa ký ban hành Quyết định số 164/QĐ-UBND công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.
“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

(GLO)- 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt 83.783 tấn, trị giá 353 triệu USD, giảm 18,3% về lượng nhưng tăng 11,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Song, giá hồ tiêu của Việt Nam xếp chót bảng so với nhiều nước.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.