Có một phong trào "Bờ Ngoong hóa"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trước giải phóng, Bờ Ngoong là ấp chiến lược, dân cư khá tập trung so với các vùng lân cận. Sau giải phóng, khu vực này thu hút nhiều dân kinh tế mới từ ngoài Bắc vào. Vì vậy, để giải quyết vấn đề đất đai, lương thực cho người dân, tỉnh đã chỉ đạo thực hiện phong trào khai hoang, dẫn thủy nhập điền và chọn Bờ Ngoong làm điểm, gọi là phong trào “Bờ Ngoong hóa”.

Tưng bừng “Bờ Ngoong hóa”

Những người biết về phong trào này bây giờ không còn nhiều. Hỏi qua nhiều lượt, tôi mới gặp được ông Nguyễn Trà Giang-người trực tiếp chỉ đạo thực hiện phong trào này tại xã Bờ Ngoong (trước đây thuộc huyện Mang Yang, bây giờ thuộc huyện Chư Sê). Thời điểm ấy, ông là Phó Chủ tịch UBND huyện Mang Yang, phụ trách mảng nông nghiệp. Ông kể, Bờ Ngoong và các vùng xung quanh trước giải phóng đều là ấp chiến lược, nhưng so với các xã lân cận như Al Bă, Ia Tiêm, Chư Pơng... thì Bờ Ngoong tập trung đông dân cư hơn, cuộc sống có phần sôi động hơn. Đây cũng là vùng được nhiều người dân đi kinh tế mới từ phía Bắc vào chọn làm nơi dừng chân. Lúc bấy giờ, người dân ở đây chủ yếu trồng lúa nước và lúa rẫy chứ các loại cây khác như hồ tiêu, cà phê chưa nhiều.

 

Công trình thủy lợi Ia Pết. Ảnh: H.D
Công trình thủy lợi Ia Pết. Ảnh: H.D

Phong trào “Bờ Ngoong hóa” được phát động tựa như luồng gió mới thổi đến vùng đất này. Việc khai hoang dẫn thủy nhập điền hoàn toàn huy động bằng sức dân. Cứ sáng sớm là toàn bộ thanh niên lại hồ hởi vác cuốc ra đồng, lớp thì khai hoang, lớp thì đào mương làm thủy lợi. Là địa phương có diện tích lúa nước lớn nên công trình thủy lợi Ia Pết có ý nghĩa vô cùng lớn đối với đời sống của bà con nơi đây.

Nhờ sự quyết tâm, đồng lòng, công trình thủy lợi Ia Pết có nguồn bắt đầu từ Bờ Ngoong kéo dài mãi tới xã Al Bă đã hoàn thành, đưa nước về các cánh đồng rộng lớn, hứa hẹn những vụ mùa bội thu. Vấn đề lương thực cơ bản được giả iquyế t. Cù ng vớ iđo  la  phong trào hợp tác xã làm nông nghiệp, khai hoang cũng rất sôi nổi.
“Phong trào “Bờ Ngoong hóa” rầm rộ nhất vào năm 1976, cơ bản giải quyết được vấn đề lương thực và đất ở cho nhân dân ở đây. Đến những năm 1977, 1978, phong trào vẫn còn tiếp diễn, tuy không sôi động bằng. Song nhờ sự thành công ban đầu đó, phong trào này đã lan tỏa đến rất nhiều địa phương khác trong huyện như Al Bă, Ia Tiêm và lan ra cả các huyện khác như Chư Pah, Chư Prông...”-ông Trà Giang cho biết.

Trù phú Bờ Ngoong

Tiếp nối những kết quả, những nỗ lực mà lớp người đi trước nỗ lực xây dựng nên, Bờ Ngoong-một thời được xem là mô hình kinh tế-xã hội điểm của cả tỉnh bây giờ đã thay đổi và phát triển nhiều lắm. Con đường dẫn vào xã, ngày xưa luôn sình lầy vào mùa mưa, bụi mù vào mùa khô giờ đã được thảm nhựa phẳng lì. Bước vào “cửa ngõ” xã, dễ thấy những bạt ngàn cà phê, hồ tiêu. Người dân ngày xưa quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời với lúa rẫy, vườn tạp thì nay đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ việc trồng cà phê, hồ tiêu.

Ông Nguyễn Đức Tuần-Chủ tịch UBND xã dẫn chúng tôi ra kênh thủy lợi Ia Pết ngày nào. Nước không còn nhiều, do nắng hạn. Bình thường, nước cũng chỉ chảy tới thôn Tân Tiến là hết, song cơ bản vẫn cung cấp đủ cho diện tích lúa nước, loại cây trồng truyền thống của bà con ở đây. Ông Tuần hồ hởi cho biết: “Tổng diện tích gieo trồng của xã hiện gần 1.500 ha, trong đó cây công nghiệp ngắn ngày 660 ha, cây công nghiệp dài ngày gần 830 ha. Kinh tế-xã hội của xã đạt được kết quả đáng phấn khởi. Chương trình xây dựng nông thôn mới cũng được xã đẩy mạnh, đến cuối năm 2015, xã đạt được 14/19 tiêu chí”.

Kinh tế của Bờ Ngoong phát triển cũng khá đa dạng với nhiều loại hình. Người dân các thôn Ninh Giang, Tân Tiến và Đoàn Kết chăm chỉ với các vườn cây công nghiệp để phát triển kinh tế gia đình. Trong khi đó, thôn Đồng Tâm lại phát triển mạnh về dịch vụ với chợ, cửa hàng, cơ sở tiểu thủ công nghiệp... Bây giờ, có rất nhiều người dân ở Bờ Ngoong sở hữu xe ô tô đắt tiền, mua nhà ở TP. Hồ Chí Minh để mai sau con vào học đại học có chỗ ở, còn tậu nhà ở TP. Pleiku đã trở nên bình thường rồi.

Ở Bờ Ngoong, hầu hết các thôn làng được công nhận văn hóa, hệ thống chính trị được củng cố vững chắc, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh qua từng năm, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định, đối tượng chính sách được quan tâm, y tế, giáo dục cũng đạt được những thành tựu nổi bật... Tất cả đang góp phần khẳng định sự phát triển mạnh mẽ của vùng đất giàu truyền thống này.

Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

(GLO)- Để đảm bảo cung ứng điện trong thời điểm nắng nóng kéo dài, ngành Điện Gia Lai đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đồng thời kêu gọi khách hàng thực hành tiết kiệm và sử dụng điện an toàn, hiệu quả.
Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.