Loạn thuốc Ama Kông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đã từ lâu bài thuốc gia truyền Ama Kông được mọi người biết đến với công dụng tăng cường sinh lực, tráng dương bổ thận, trị được các bệnh về khớp… Và khi đến với Tây Nguyên, nhất là Đak Lak-vùng đất của “vua voi” Ama Kông thì không ít du khách cũng muốn tìm mua cho mình một vài thang thuốc mang tên cụ về ngâm rượu uống hoặc làm quà biếu người thân.

Tuy nhiên, trên thực tế loại thuốc này đang được bày bán tràn lan, khó phân biệt thật-giả khiến nhiều người hoài nghi về nguồn gốc xuất xứ của nó.

 

Sản phẩm thuốc Ama Kông được bày bán tràn lan trên địa bàn tỉnh Đak Lak. Ảnh: B.T
Sản phẩm thuốc Ama Kông được bày bán tràn lan trên địa bàn tỉnh Đak Lak. Ảnh: B.T

Có dịp tới Buôn Ma Thuột nói riêng và Đak Lak nói chung, quý khách muốn tìm mua thuốc Ama Kông quả là không khó. Trên khắp các tuyến phố phường cho đến buôn làng xa xôi, chúng ta dễ dàng bắt gặp sản phẩm thuốc Ama Kông được bày bán và được các chủ nhân của nó chào bán với nhiều mẫu mã cũng như giá cả hấp dẫn với nhiều giá khác nhau từ 50.000 đồng đến 500.000 đồng. Tuy nhiên, về chất lượng thì khó có thể biết được.

Câu chuyện về “vua voi” Ama Kông với tài săn bắt và thuần hóa voi rừng thì hẳn không cần phải bàn cãi. Vào những năm cuối đời ông còn nổi tiếng với việc tiếp nhận và phát triển một số loại thuốc bổ thận, tráng dương tăng cường sinh lực... từ người cha vợ Y Thu K’Nul. Sau này, bài thuốc đã được con trai Ama Kông là y sĩ Khăm Phết Lào kế tục và lưu hành. Thuốc Ama Kông bao gồm các loại lá, rễ cây và dây leo...

Tuy nhiên, đến thời điểm này phải khẳng định một điều rằng chỉ duy nhất có Khăm Phết Lào mới biết chính xác cách liên kết các loại lá, rễ và dây leo đó sao cho thành “thần dược”. Đó là công thức “gia truyền” không dễ dàng chia sẻ ra bên ngoài. Ấy vậy mà ngày nay đã có không ít các cơ sở bán hàng đã lấy các loại lá, thân cây có vẻ bề ngoài gần giống các vị thuốc thật để đóng gói với mẫu mã, bao bì đa dạng và bắt mắt bày bán tràn lan trên thị trường.

Ông Khăm Phết Lào cho biết: Thuốc bí truyền Ama Kông được bán tại nhà ông ở buôn Kô Tam, xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột, không bán qua bất kỳ đại lý hay một hình thức đại diện nào. Vì vậy, tất cả các loại “thuốc Ama Kông” đang bán trôi nổi trên thị trường hiện nay đều là hàng giả. Trên bao bì sản phẩm của thuốc Ama Kông thật có in hình của hai cha con Ama Kông và Khăm Phết Lào với địa chỉ, số điện thoại, hướng dẫn sử dụng cụ thể và cả mã vạch do Cục Sở hữu Trí tuệ cấp, đồng thời được Bộ Y tế và Sở Y tế Đak Lak cấp phép. Vì thế, tác dụng của nó cũng sẽ được bảo đảm như những gì người ta biết đến với bài thuốc quý này. Còn đối với những thứ “thuốc” cũng mang nhãn hiệu Ama Kông rao bán bên ngoài thì người mua dễ bị đánh lừa và rồi tiền mất, tật mang.

Ngày nay, người ta còn làm ra nhiều sản phẩm khác như rượu Ama Kông đóng trong bình khá bắt mắt hoặc thuốc Ama Kông có bỏ thêm một số vị khác như nấm linh chi, nhân sâm… không biết sự kết hợp này có tác dụng hay tác hại gì nhưng đã có không ít trường hợp sau khi sử dụng càng mang bệnh vào thân.

Thiết nghĩ, thuốc Ama Kông là sản phẩm mang tính đặc trưng của Đak Lak, góp phần không nhỏ trong quá trình quảng bá hình ảnh du lịch địa phương. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng loạn các mặt hàng giả, nhái nói trên tại các khu du lịch, thị trường bên ngoài đã làm mất đi hình ảnh đẹp trong mắt du khách gần xa. Do vậy, người dân cũng cần tìm hiểu rõ trước khi mua sản phẩm này.

Bá Thăng

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.