Về mô hình “Một cửa điện tử” ở Chư Sê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, được sự quan tâm của UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, huyện Chư Sê chú trọng việc xây dựng và triển khai mô hình “Một cửa điện tử” tại Văn phòng HĐND và UBND huyện. Đến nay, UBND huyện đã ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách hành chính, cũng như đối với quá trình giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) qua hệ thống một cửa điện tử.

Về tính năng kỹ thuật, phần mềm một cửa điện tử tại huyện có giao diện người dùng đầu cuối dựa trên nền tảng web, đáp ứng số lượng nhiều người truy cập tại cùng thời điểm, đáp ứng về lưu trữ, giao diện, kết nối thiết bị, bảo mật, trao đổi, tích hợp và khai thác và vận hành.

 

Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, công dân. Ảnh: T.N
Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, công dân. Ảnh: T.N

Đồng thời, đảm bảo các chức năng cơ bản như  quản lý danh mục thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu, tiếp nhận và xử lý hồ sơ, báo cáo thống kê, quản lý văn bản hồ sơ, quản lý danh mục tham chiếu, quản trị người dùng, quản trị hệ thống, điều hành, tác nghiệp, các tiện ích. Ngoài ra còn một số chức năng khác như quản lý thủ tục, hệ thống hội thoại trực tiếp cho những người tham gia hệ thống một cửa trao đổi thông tin.

UBND huyện đã chỉ đạo các phòng ban cử cán bộ có kiến thức về công nghệ thông tin tham gia cùng đơn vị thi công xây dựng phần mềm, rút kinh nghiệm trong quá trình ứng dụng hệ thống; phối hợp xây dựng các quy trình xử lý hồ sơ TTHC chính xác và phù hợp với quy trình xử lý bằng tay đã được áp dụng.

Đồng thời đầu tư mua sắm máy móc, trang-thiết bị công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản lý nhà nước. Phòng ban thuộc huyện được kết nối mạng nội bộ (Lan) trao đổi chia sẻ dữ liệu, tham gia trao đổi, tra cứu văn bản qua hệ thống.

Đến nay UBND huyện đã thực hiện 24 TTHC chủ yếu qua hệ thống một cửa điện tử trong các lĩnh vực đất đai, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, đầu tư xây dựng cơ bản, đăng ký kinh doanh, cấp phép xây dựng, tư pháp hộ tịch…

Năm 2012, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đã tiếp nhận được 7.579 hồ sơ của công dân và các tổ chức trên tất cả các lĩnh vực (trong đó lĩnh vực đất đai có 5.846 hồ sơ tập trung ở các lĩnh vực giao dịch đảm bảo, chuyển nhượng và cấp mới).

Trong 5 tháng đầu năm 2013, đã tiếp nhận được 3.859 hồ sơ và đã giải quyết gần 90% hồ sơ, trong đó riêng lĩnh vực giải quyết thủ tục về đất đai là 1.656 hồ sơ, lĩnh vực giao dịch đảm bảo thế chấp và xóa thế chấp là 1.655 hồ sơ-đây cũng là 2 lĩnh vực chiếm số lượng giao dịch TTHC nhiều nhất. Hồ sơ giao dịch đảm bảo được giải quyết trong ngày đối với những hồ sơ nhận trước 15 giờ cùng ngày và trả hồ sơ vào ngày hôm sau đối với hồ sơ nhận sau 15 giờ.

 

Ảnh: T.N
Ảnh: T.N

Việc thực hiện hệ thống “Một cửa điện tử” đã tạo được bước đột phá lớn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác cải cách hành chính tại địa phương. Cán bộ, công chức đã nhanh chóng tiếp cận và thực hiện song song giữa tiếp nhận, luân chuyển và xử lý thông tin trên giấy và thao tác chuyển trả trên máy.

Điều này tạo được thuận lợi trong việc tra cứu và xử lý hồ sơ được nhanh chóng, thuận tiện tránh được tình trạng thất lạc hồ sơ trong quá trình xử lý cũng như thể hiện được trạng thái hồ sơ để công dân, tổ chức có thể tra cứu.

Hệ thống lấy số, xếp hàng tự động tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đã tạo được một sự nghiêm túc, trật tự cho tổ chức và công dân khi đến giao dịch tạo được sự công bằng trong quá trình giải quyết đồng thời tránh được tâm lý căng thẳng, đám đông đối với cán bộ tiếp nhận hồ sơ. Hồ sơ được tiếp nhận, xử lý và trả kết quả ngay tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

Công dân đến giao dịch với số lượng đông và cũng đã quen với việc tiếp cận các thiết bị hiện đại trong việc lấy số thứ tự và tự tra cứu kết quả hồ sơ, cũng như các hướng dẫn THHC tại màn hình cảm ứng đặt tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, kiểm tra kết quả tại nhà qua website của UBND huyện Chư Sê.

Ông Bùi Sỹ Nguyên- Chánh Văn phòng HĐND-UBND huyện cho biết: “Trang-thiết bị để phục vụ công việc còn hạn chế, tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chỉ có một màn hình tra cứu, nên những lúc cao điểm công dân đến giao dịch phải chờ đợi lâu. Phần mềm hệ thống hoạt động còn ảnh hưởng do tốc độ đường truyền còn chậm nên nhiều lúc chưa được đảm bảo yêu cầu xử lý công việc.

Bên cạnh đó, công việc và số lượng giao dịch tại bộ phận một cửa điện tử của huyện rất lớn, nhưng cán bộ thì không đủ, nên việc kiểm tra và tiếp nhận hồ sơ vẫn còn hạn chế về thời gian chờ đợi khi công dân đến giao dịch... Huyện rất mong tỉnh sớm quan tâm hỗ trợ kinh phí để viết lại chương trình phần mềm theo bộ TTHC do UBND tỉnh mới ban hành vào cuối năm 2012, để đảm bảo cho hệ thống hoạt động thông suốt theo bộ TTHC mới.

Cùng với hỗ trợ mua sắm trang-thiết bị để phục vụ đáp ứng cho công việc, UBND tỉnh cũng sớm có quy định cụ thể số lượng biên chế làm việc tại bộ phận một cửa điện tử, cũng như tăng biên chế phù hợp với yêu cầu đặc thù của từng địa phương, để hoạt động tiếp nhận, giải quyết và trả hồ sơ TTHC đảm bảo chính xác, tiến độ và thời gian quy định, đáp ứng nhu cầu của tổ chức, công dân”.

Thanh Nhật

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.