Dạy nghề và giải quyết việc làm cho đồng bào DTTS: Còn nhiều bất cập!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Các cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp tỉnh Gia Lai đã cố gắng thực hiện công tác dạy nghề và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trong thời gian qua đã thu được một số kết quả, nhưng quá trình thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn và tồn tại.

Một số kết quả đạt được

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Gia Lai có 10 cơ sở dạy nghề công lập và 2 cơ sở dạy nghề ngoài công lập. Toàn tỉnh có 13 Trung tâm Giáo dục Thường xuyên và 3 Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị và Giáo dục Thường xuyên cấp huyện vừa dạy văn hóa vừa dạy nghề. Hiện đang xây dựng Trường Cao đẳng Nghề Gia Lai giai đoạn I và 2 Trung tâm Dạy nghề cấp huyện. Kinh phí phân bổ để đào tạo nghề từ năm 2008 đến 30-10-2011 là 111,205 tỷ đồng, trong đó Trung ương cấp 67,47 tỷ đồng, địa phương cấp  43,735 tỷ đồng.

Kết quả đào tạo nghề từ năm 2008 đến tháng 10-2011: Tổng số lao động được đào tạo là 51.342 người, trong đó: Dạy nghề dài hạn (cao đẳng nghề, trung cấp nghề) là 4.096 người, người DTTS có 1.063 người, chiếm 25,95%; dạy nghề ngắn hạn: Sơ cấp nghề đạt 26.950 người, DTTS có 3.919 người, chiếm 14,54%; dạy nghề cho lao động nông thôn đạt 20.296 người, DTTS có 13.872 người, chiếm 68,34%.

Giờ thực hành tại một cơ sở dạy nghề. Ảnh: Hương Trà
Giờ thực hành tại một cơ sở dạy nghề. Ảnh: Hương Trà

Các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện, chủ yếu dạy các lớp bổ túc văn hóa trung học cơ sở, trung học phổ thông, đồng thời liên kết với các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề của tỉnh và khu vực mở các lớp dạy nghề mộc, nề, sửa chữa xe máy, hàn, điện dân dụng, may, tin học…

Thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh, trong tháng 10-2011 đã tuyển sinh đào tạo 4.127 học viên, trong đó dân tộc thiểu số có 2.688 học viên, chiếm 65,13%.

Các doanh nghiệp nông- lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh sử dụng lao động dân tộc thiểu số: Theo số liệu của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh, tính đến 10-9-2011, 25 doanh nghiệp có báo cáo về tình hình sử dụng lao động dân tộc thiểu số với 10.309 người, chiếm 38,1% số lao động trong các doanh nghiệp.

Tuyển dụng lao động trong các dự án chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su, từ năm 2008 đến nay trên địa bàn tỉnh đã tuyển dụng 2.094 lao động, dân tộc thiểu số có 1.259 lao động, chiếm 60,1%. Ngoài ra còn có 3.537 lao động thời vụ.

Những khó khăn và tồn tại

Hầu hết các cơ sở dạy nghề công lập trên địa bàn tỉnh đều thiếu giáo viên và thợ hướng dẫn thực hành nghề. Số giáo viên cơ hữu ít, chủ yếu là giáo viên dạy văn hóa, đào tạo nghề phần lớn chưa có địa chỉ. Ngành nghề đào tạo chưa đa dạng, phong phú nên chưa thu hút được nhiều học viên. Các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề cấp huyện và cụm huyện đều thiếu cơ sở vật chất, phương tiện dạy nghề, giáo viên; chế độ cho học viên quá thấp (6.000 đồng/học viên/ngày) dẫn đến khó hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. Mức hỗ trợ học viên là người dân tộc thiểu số học nghề 140.000 đồng/tháng đến nay không phù hợp; các em gặp nhiều khó khăn trong việc trang trải cuộc sống, dễ nảy sinh tâm lý chán nản, bỏ học giữa chừng.


Số học viên dân tộc thiểu số tham gia các lớp đào tạo nghề dài hạn còn ít, chỉ chiếm 26%, phần lớn tham gia các lớp đào tạo nghề ngắn hạn, chất lượng đào tạo chưa cao, chưa mang lại hiệu quả thiết thực. Các lớp dạy nghề thường xuyên, thời gian đào tạo ngắn, ít có điều kiện thực hành, khi học xong khó có thể tìm được việc làm hoặc sống bằng nghề được đào tạo.Việc tuyển dụng lao động người dân tộc thiểu số tại chỗ tại các dự án trồng cao su trong thời gian qua không đạt yêu cầu đề ra.

Hương Trà
 

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.