Lần đầu thăm Lăng Bác

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau chuyến công tác ở Thủ đô Hà Nội, lần đầu được vào thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi mới hiểu tình cảm thiêng liêng mà người dân Việt Nam bao thế hệ dành cho Bác. Trong tôi dậy lên niềm tôn kính và tự hào vô bờ bến khi được là con cháu của Người và càng thêm yêu mến quê hương, đất nước hòa bình hôm nay.
Ngày tôi đến thăm Lăng Bác, Quảng trường Ba Đình nắng vàng rực rỡ, cờ đỏ sao vàng phấp phới trong gió. Dòng người xếp hàng dài ngay ngắn, chậm rãi từng bước tiến vào trong lăng viếng Bác. Ngay từ bước chân đầu tiên, tôi đã cảm nhận mùi hương quế ấm nồng thoang thoảng. Bước thật khẽ khàng, mọi người đều cố gắng để không làm kinh động đến không gian linh thiêng, thành kính. Căn phòng rộng chừng 30 m2, ánh sáng vừa đủ để nhìn thấy vị trí Bác đang nằm. Những bước chân di chuyển càng lúc càng chậm lại, có người sụt sịt, có người bật khóc rưng rức, có cả những cái chắp tay vái lạy vị Cha già dân tộc. Người nằm đó, như đang ngủ. Đó là chân dung một con người cả đời vì dân, vì nước.
Đoàn đại biểu người làm báo vào thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân Hội nghị gặp mặt, tuyên dương người làm báo tiêu biểu toàn quốc. Ảnh: P.L
Đoàn đại biểu người làm báo vào thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân Hội nghị gặp mặt, tuyên dương người làm báo tiêu biểu toàn quốc. Ảnh: P.L
Không ngăn được nỗi nghẹn ngào nơi lồng ngực, sống mũi tôi cay cay và những giọt nước mắt rơi xuống khi nhìn thấy Người. Một sự kính trọng và tình thương như thể ruột thịt dấy lên từ tận đáy lòng khi chỉ đứng cách Bác chừng 2 m. Và hơn cả là cảm giác bình yên đến lạ. Thời gian ngắn ngủi nên ai cũng cố gắng thu nạp hình ảnh Bác nhiều nhất có thể. Những bước chân đi về cuối căn phòng càng lúc càng chậm lại, níu giữ khoảnh khắc cuối được ở bên Người. Chị Lê Thị Thu Hương-một người dân sống khá lâu ở Hà Nội và từng nhiều lần đến viếng Bác nói với tôi rằng: “Mỗi lần vào lăng viếng Bác là thêm một lần xúc động dạt dào, thêm một lần cảm nhận sâu sắc hơn về tình cảm thiêng liêng của Bác dành cho dân tộc cũng như của dân tộc Việt Nam dành cho Người. Với người Hà Nội nói riêng và với người dân Việt Nam nói chung, Lăng Bác chính là điểm tựa tinh thần quan trọng, vô cùng ý nghĩa. Nơi mà khi thấy Bác, mọi người được củng cố thêm niềm tin vào Đảng, vào Nhà nước, vào tương lai tươi sáng, vững bền của đất nước”.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh về đêm, sau khi đội tiêu binh danh dự thực hiện nghi lễ Hạ cờ. Ảnh: P.L
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh về đêm, sau khi đội tiêu binh danh dự thực hiện nghi lễ Hạ cờ. Ảnh: P.L
Tối ấy, tôi còn được chứng kiến nghi lễ hạ cờ trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cùng với thượng cờ, đây là nghi lễ cấp quốc gia được thực hiện vào buổi sáng và tối mỗi ngày. Đội tiêu binh danh dự thực hiện nghi lễ một cách trang trọng, chuyên nghiệp. Phía trước Lăng Bác, hàng trăm người nghiêm trang, xúc động nhìn theo lá cờ được hạ dần trong tiếng nhạc Quốc ca trầm hùng. Sau khi nhận cờ, đội tiêu binh lại diễu hành quanh lăng trong âm điệu quân hành của bài hát “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân” để kết thúc nghi lễ quan trọng.
Những ngày ở Thủ đô Hà Nội, tôi đã thực sự chạm vào vùng đất ngàn năm văn hiến, lặng nghe dòng chảy của lịch sử dân tộc hào hùng, cảm nhận đầy đủ, sâu sắc cốt cách, tầm vóc Chủ tịch Hồ Chí Minh-vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Anh hùng Giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới. Tôi cũng hiểu thêm vì sao Hà Nội lại được gọi là “trái tim” của cả nước. Vì nơi ấy luôn có Bác.
PHƯƠNG LINH

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

(GLO)- Trong cuộc sống có rất nhiều người sinh ra và lớn lên khi không may bị khiếm khuyết một phần của cơ thể, dù vậy, họ không chấp nhận phó mặc cho số phận mà nỗ lực vươn lên và tỏa sáng giữa đời thường.
Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

(GLO)- Dù bãi rác thải cũ của huyện ở thôn 4 (xã An Thành) đã đóng cửa nhưng nhiều người dân vẫn lén lút đổ rác, gây ô nhiễm môi trường. Huyện Đak Pơ chỉ đạo phòng chức năng và các địa phương triển khai các giải pháp ngăn ngừa tình trạng đổ rác trái phép và cải tạo môi trường nơi đây.