'Ngôi làng bền vững' - Kỳ 1: Những phận đời khốn khó ở Hưng Thạnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Là một trong 3 xã khó khăn nhất của huyện Tháp Mười, Đồng Tháp, đến nay xã Hưng Thạnh vẫn 'đóng đinh” nhóm cuối bảng. Dù không ngừng cố gắng, nhưng do điều kiện đất đai khắc nghiệt, đời sống nhiều người dân vẫn bấp bênh, trắc trở.
Mùa mưa sắp tới ông Đỗ Văn Hùng, xã Hưng Thạn h, sửa sang lại ngôi nhờ đã xuống cấp nghiêm trọng - Ảnh: A.V.
Mùa mưa sắp tới ông Đỗ Văn Hùng, xã Hưng Thạn h, sửa sang lại ngôi nhờ đã xuống cấp nghiêm trọng - Ảnh: A.V.
Gắn liền với câu nói "Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội tựa bánh canh", vùng đất Tháp Mười xưa vốn nổi tiếng với điều kiện sống khắc nghiệt và hoang vu. Nhưng có lẽ nơi vẫn còn gợi nhớ về câu ví xưa chính là xã Hưng Thạnh.
Vùng đất bưng phèn ngày ấy bây giờ
Dọc các tuyến kênh vẫn còn nhiều bưng phèn đỏ quạch, chỉ có tràm mới có thể sinh sôi. Quá nửa thân tràm là màu đỏ của phèn chua khiến nhiều nông dân xứ khác muốn đến mần ăn phải quay đầu bỏ chạy. Chưa kể chỗ nào nước trong cũng khỏi mong thấy cá vì quá phèn chua.
Hình ảnh những gian nhà sàn quen thuộc với cư dân đầu nguồn Mekong cũng khá quen thuộc tại đây với kết cấu kiểu sàn đặc trưng để chống chọi với lũ lụt. Nhưng những gian nhà ở Hưng Thạnh còn có cả sự cũ kỹ, dột nát, cột kèo vẹo xiêu.
Trong ngôi nhà ấy chỉ thường thấy phụ nữ và trẻ em bởi những trụ cột gia đình phải đi làm ăn xa, kiếm miếng ăn cho cả nhà. Phụ nữ không có công việc ổn định, trình độ lao động có hạn nên chỉ có thể ở nhà cơm nước cho chồng và chăm con.
Những ngôi nhà dột nát, vách phênh tạm bợ ở xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp - Ảnh: A.V.
Những ngôi nhà dột nát, vách phênh tạm bợ ở xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp - Ảnh: A.V.

Mái nhà dột tả tơi mà gia chủ chỉ có thể chạy ăn từng bữa, không đủ tiền để sửa - Ảnh: A.V.
Mái nhà dột tả tơi mà gia chủ chỉ có thể chạy ăn từng bữa, không đủ tiền để sửa - Ảnh: A.V.
Chúng tôi ghé qua nhà chị Võ Thị Kim Ngoan lúc chị và con trai vẫn đang mơ ngủ trên chiếc võng đong đưa. Nhà sát đường lộ nên chị Ngoan bày biện vài mặt hàng đặc sản quê nhà bán cho khách qua đường.
Lúc trước, anh Đào Vũ Qui, chồng chị Ngoan, cũng kiếm đồng ra đồng vào nhờ sửa xe. Giờ dịch COVID-19, quán vắng hoe, hàng hóa bụi bám đầy, còn chị Ngoan chỉ biết buông lời than: "Ổng đi mần hồ rồi, kiếm gạo ăn qua ngày".
Những phận người như gia đình chị Ngoan không hiếm ở xã Hưng Thạnh. Họ tha hương từ nơi khác đến với ước mong tậu mảnh đất để sản xuất. Nào ngờ đất phèn chua, canh tác lúa mà cứ quanh quẩn, lúa cũ đổi lúa mới.
Mần ruộng không lời, họ bán đất dần, đến khi gặp cảnh khốn cùng, đau bệnh thì chỉ còn vỏn vẹn nền nhà trong khi mái nhà đã rách bươm.

Mưa là cả nhà không ai dám ngủ. Nhà vừa dột vừa rung, sợ nó bay đi luôn. Tui nói với ông xã trồng thêm ít cây tràm xung quanh nhà để có gì chằng, cột phụ thêm. Nhưng cũng chẳng yên tâm vì có cây níu mà nhà mục thì cũng như không

Chị VÕ THỊ KIM NGOAN
Giấc mơ an cư quá xa vời
Trẻ em, người già và phụ nữ thường ở nhà trông chờ nguồn thu nhập từ những trụ cột trong gia đình - Ảnh: A.V.
Trẻ em, người già và phụ nữ thường ở nhà trông chờ nguồn thu nhập từ những trụ cột trong gia đình - Ảnh: A.V.

Và có cả những gia đình chỉ có trẻ con trông nhà - Ảnh: A.V.
Và có cả những gia đình chỉ có trẻ con trông nhà - Ảnh: A.V.
Cái nghèo còn đeo mang những hộ không đất sản xuất trên mảnh đất Hưng Thạnh khi họ phải oằn lưng chống chọi qua con nước lũ.
Nhiều năm về trước, mùa lũ còn mang tôm cá đầy ắp về cho cư dân nơi đây, giờ lũ chỉ báo hiệu một mùa đói kém khi công việc làm thuê làm mướn trên đồng cũng hết veo mà tôm cá cũng mất hút.
Những gia đình nhà dột cột xiêu cứ vậy sống thấp thỏm qua từng cơn gió thổi mạnh giữa đồng không mông quạnh.
Với gia đình chị Ngoan, nỗi niềm mơ ước bấy lâu của đôi vợ chồng nghèo là ngôi nhà lành lặn, vững chãi, để giấc ngủ sau ngày dài cực nhọc không bị đánh thức bởi tiếng gió rít trên mái tôn.
Thu nhập của gia đình quá bấp bênh, lo cái ăn trong nhà đã quá sức nên nào dám mơ đến một mái nhà vững chãi cho những mùa mưa bão sắp tới.
Phụ nữ do không có công việc ổn định chỉ ở nhà lo cơm nước và chăm con. Thu nhập vì thế cũng bấp bênh - Ảnh: A.V.
Phụ nữ do không có công việc ổn định chỉ ở nhà lo cơm nước và chăm con. Thu nhập vì thế cũng bấp bênh - Ảnh: A.V.
Gia đình chị Ngoan luôn chật vật mưu sinh, chồng sửa xe, vợ buôn bán nhưng mãi chẳng thoát nổi nghèo - Ảnh: A.V.
Gia đình chị Ngoan luôn chật vật mưu sinh, chồng sửa xe, vợ buôn bán nhưng mãi chẳng thoát nổi nghèo - Ảnh: A.V.
Dọc tuyến đường tỉnh 844, đường huyết mạch qua địa bàn xã Hưng Thạnh, nhưng vẫn có nhiều đoạn người dân chưa có điện lưới quốc gia sử dụng, chủ yếu xài điện chia hơi (điện câu đuôi).
Không chỉ sử dụng điện giá cao, tình trạng đáng báo động là việc thiếu nước sạch khi các tuyến kênh bị ô nhiễm nặng do chăn nuôi và rác thải. Đặc biệt chai, lọ thuốc bảo vệ thực vật nguy hiểm vất bừa bãi.
Nhà ở, ô nhiễm nông thôn cũng là nỗi lo của UBND xã Hưng Thạnh. Ông Đoàn Văn Tuấn - chủ tịch UBND xã - chia sẻ: "Địa phương cũng kêu gọi nhiều nơi, vận động các mạnh thường quân trong và ngoài địa phương giúp đỡ để giúp xóa nhà xiêu vẹo, dột nát".
Mong muốn của địa phương cũng là ước mơ của nhiều cư dân có cuộc sống bấp bênh chưa biết ngày mai. Và có lẽ cần thêm nữa "nhiều cánh tay" tương trợ của cộng đồng cùng một giải pháp toàn diện hơn, giúp người dân Hưng Thạnh ổn định cuộc sống, thắp lên hi vọng vào tương lai phát triển.

Dự án "Ngôi làng bền vững" là sáng kiến của SonKim Land phối hợp chính quyền xã Hưng Thạnh và tổ chức NGO Habitat thực hiện với các hoạt động hỗ trợ về nhà ở, vệ sinh nước sạch và tập huấn.

Mục tiêu nhằm nâng cao năng lực cộng đồng, phát huy thế mạnh của mỗi hộ dân để tự vượt lên khó khăn và phát triển bền vững. Đồng thời gây dựng mô hình thành công có sức lan tỏa, trở thành mô hình kiểu mẫu có thể tiếp tục nhân rộng tại địa phương và các khu vực khác.

SonKim Land là nhà đầu tư tiên phong trong phân khúc bất động sản cao cấp và hạng sang trụ sở tại TP.HCM. Ba lĩnh vực kinh doanh SonKim Land tập trung hướng đến bao gồm bất động sản nhà ở, bất động sản thương mại (văn phòng và nghỉ dưỡng) và dịch vụ quản lý bất động sản.

Dự án "Ngôi làng bền vững" là một sáng kiến của công ty nằm trong khuôn khổ chiến lược hỗ trợ phát triển cộng đồng một cách bền vững và dài hạn.

Kỳ tới: Mơ về ngôi nhà vững chãi của người dân Hưng Thạnh
NGỌC TÀI (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.