Đơn giản, thuận tiện là yêu cầu trong công tác tuyển sinh đại học năm 2023

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ những khó khăn, bất cập trong công tác tuyển sinh đại học năm 2022, trong năm 2023, bên cạnh ban hành sớm văn bản quy chế tuyển sinh, các trường cao đẳng, đại học kiến nghị Bộ GD-ĐT nghiên cứu hoàn thiện thêm quy trình kỹ thuật theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, thuận lợi hơn và sớm ban hành quy chế tuyển sinh làm căn cứ thực hiện chung.

Thí sinh Lê Thị Bích Tuyền (đứng giữa)-điểm thi Trường THPT Pleiku-trao đổi cùng bạn sau giờ thi. Ảnh: Mộc Trà
Thí sinh Lê Thị Bích Tuyền (đứng giữa)-điểm thi Trường THPT Pleiku-trao đổi cùng bạn sau giờ thi. Ảnh: Mộc Trà

Kết quả công tác tuyển sinh năm 2022 phản ánh mặt tích cực cơ bản là số thí sinh trúng tuyển “ảo” đã giảm nhiều so với những năm trước. Nhưng nhiều vấn đề cần hoàn thiện để công tác tuyển sinh năm tới tốt hơn. Đó là vẫn còn số lượng lớn thí sinh trúng tuyển nhưng không làm thủ tục xác nhận nhập học trên hệ thống. Vì lý do này mà các trường phải xét tuyển bổ sung. Cụ thể sau đợt 1, có đến 150 trường đại học, cao đẳng thông báo xét bổ sung hơn 100 ngàn chỉ tiêu.

Trên thực tế, việc xét tuyển lọc “ảo” chung không liên quan nhiều đến chỉ tiêu tuyển sinh các trường đại học, cao đẳng. Vì vẫn còn tình trạng thí sinh đổ dồn xét tuyển ở một số trường, ngành hoặc theo phương thức xét tuyển khác. Phương thức xét tuyển hiện nay cho phép thí sinh đăng ký ngành, trường theo nguyện vọng và có quyền lựa chọn nhập học hay không nhập học. Đây cũng là lý do quy trình lọc "ảo" cho kết quả chưa sát với thực tế. Quy trình này kéo dài cũng làm ảnh hưởng không ít đến tâm lý thí sinh, kế hoạch đào tạo của các trường.

Các nhà quản lý và chuyên gia giáo dục cho rằng, cần thiết đơn giản hóa quy trình kỹ thuật trong xét tuyển đại học, cao đẳng năm sau. Bộ GD-ĐT sớm ban hành quy chế tuyển sinh để các trường đại học, THPT chủ động tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Bộ chỉ áp dụng quy trình lọc "ảo" cho phương thức xét kết quả tốt nghiệp THPT như mọi năm, còn các phương thức xét tuyển khác thì để các trường đại học chủ động thực hiện, tránh kéo dài thời gian lọc "ảo” như năm nay.

Các chuyên gia cũng phân tích, các trường áp dụng phương thức xét tuyển theo chủ trương tự chủ tuyển sinh. Nhưng nhiều phương thức xét tuyển sẽ tác động mạnh đến phần mềm tuyển sinh của Bộ GD-ĐT. Giải pháp đưa ra là các trường lựa chọn phương thức tuyển sinh đơn giản. Về phía Bộ GD-ĐT thì tiếp tục hoàn thiện phần mềm xét tuyển chung để hệ thống vận hành suôn sẻ.

TS (từ Giaoduc.net, TTXVN online)

Có thể bạn quan tâm

Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp THCS: Cơ hội khẳng định năng lực chuyên môn

Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp THCS: Cơ hội khẳng định năng lực chuyên môn

(GLO)- Sau 2 tuần tranh tài sôi nổi, hội thi giáo viên dạy giỏi cấp THCS toàn tỉnh Gia Lai năm học 2023-2024 đã bế mạc vào sáng 23-4. Không chỉ tạo cơ hội cho giáo viên khẳng định năng lực chuyên môn, hội thi còn là dịp đánh giá chất lượng đội ngũ, khích lệ phong trào thi đua dạy tốt-học tốt.
Võ Đặng Ngọc Lâm: Tài không đợi tuổi

Võ Đặng Ngọc Lâm: Tài không đợi tuổi

(GLO)- Yêu thích tin học cộng với năng lực tiếng Anh tốt đã giúp em Võ Đặng Ngọc Lâm-học sinh lớp 5/3, Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (phường Ia Kring, TP. Pleiku) đạt được thành tích cao tại nhiều sân chơi tri thức.