Em bé sinh ra có 3 đầu ở Ấn Độ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một phụ nữ Ấn Độ vừa sinh hạ bé gái có ba đầu. Người mẹ cho biết cô không cảm thấy điều gì bất thường trong suốt thai kỳ.

 

Theo Sohu, tại bệnh viện thuộc bang Uttar, Ấn Độ, một sản phụ đã trải qua ca sinh đẻ khó khăn. Khi chào đời, phần đầu bé gái rất to và phân ra làm ba. Một đầu nằm trên trục cơ thể của bé và có cấu tạo giác quan tai, mũi, mắt bình thường. Hai đầu còn lại phát triển ra phía sau và không có giác quan, giống như những ụ thịt lồi ra sau.

Trong quá trình mang thai, bà mẹ này cho biết cô không cảm thấy bất thường. Khi đi khám, bác sĩ cũng cho cô biết sức khỏe thai nhi bình thường. Vì vậy, hình dáng của em bé chào đời khiến cả gia đình và bác sĩ bất ngờ.


 

Bé gái sơ sinh có phần não lồi ra phía sau. Ảnh: Sohu.
Bé gái sơ sinh có phần não lồi ra phía sau. Ảnh: Sohu.



Sau khi đánh giá tình trạng của bé gái các bác sĩ đã chuyển bệnh nhi lên Bệnh viện Etah. Bác sĩ Rajesh Thakur, Giám đốc Bệnh viện Etah, cho hay triệu chứng của bệnh nhi trong y học gọi là chứng phình não bẩm sinh do cơ thể bé phát triển chưa hoàn chỉnh. Tuy nhiên, vì còn quá nhỏ, bé cần được nuôi dưỡng một thời gian sau đó mới can thiệp bằng phẫu thuật. Đây là bệnh lý hiếm gặp, y học thế giới chỉ mới ghi nhận một số trường hợp.

Bước đầu, các bác sĩ sẽ tiến hành chụp MRI để xác định và phân tích phần đầu, các mô não và tổ chức lồi ra bên ngoài, sau đó xem xét khả năng bóc tách ra khỏi đầu chính.

Theo Cơ quan Y tế Quốc gia Anh (NHS) chứng phình não là khiếm khuyết bẩm sinh của ống thần kinh nguyên thủy rất hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Trong quá trình phát triển của thai nhi, hộp sọ không phát triển hoàn thiện nên tạo ra những kẽ hở hoặc khoảng trống ở xương sọ, vì thế mô não và các tổ chức liên quan bị thoát ra ngoài hộp sọ.

Theo báo cáo liên quan của cơ quan này, tỷ lệ sống sót của trẻ sơ sinh phình não là 55%. Trường hợp có kèm các khiếm khuyết khác hoặc các biến chứng liên quan, khả năng sống lâu dài là không khả quan. Khoảng 75% số trẻ sống sót sau phẫu thuật có những ảnh hưởng tâm lý hoặc khuyết tật tâm thần với mức độ khác nhau.

    Diên Mai (zing)

Có thể bạn quan tâm

Ăn hạt kỷ tử có tốt?

Ăn hạt kỷ tử có tốt?

Kỷ tử được sử dụng từ rất lâu, tác dụng như thuốc bổ nguồn gốc thiên nhiên, giúp chống lão hóa, tăng cường sinh lý, tốt cho người tiểu đường.