Viên pin mắc kẹt trong họng bé gái 5 tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cô bé Shayazaki Carmichael 5 tuổi ở Australia nhập viện trong tình trạng đau họng, sốt, nôn mửa và sút cân.
Mẹ bệnh nhi cho biết bé thường xuyên than phiền đau họng và không thể nuốt thức ăn. Nhiều lần bà đưa con đến bệnh viện khám chữa, bác sĩ không tìm ra nguyên nhân.
Ảnh X-quang cho thấy viên pin mắc kẹt trong họng cô bé. Ảnh: The Sun
Ảnh X-quang cho thấy viên pin mắc kẹt trong họng cô bé. Ảnh: The Sun
Cuối tháng 3, Shayazaki sốt, nôn mửa và sụt cân trầm trọng, được chuyển tới Bệnh viện Casey cấp cứu. Hình chụp X-quang khiến các bác sĩ bất ngờ: một viên pin tròn bị kẹt trong cổ họng bé, chặn lối đi của thực phẩm vào bụng, ăn mòn các bộ phận xung quanh.
Shayazaki ngay lập tức được phẫu thuật khẩn cấp lấy dị vật tại Bệnh viện Monash Children, ngày 2/4. Sau khi pin được lấy ra, cô bé an toàn.
Theo các bác sĩ, khi trẻ nuốt phải pin sẽ có những biểu hiện ban đầu như sốt, khó nuốt, nôn hay đau họng. Nguy hiểm hơn, nếu không được điều trị, trẻ có nguy cơ bị loét, chảy máu các cơ quan hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Gia đình cần lưu ý không để trẻ nhỏ chơi một mình, đặc biệt là chơi với những đồ vật có nguy cơ cao bị hóc như pin, viên bi, cúc áo, hạt trái cây...
Thúy Quỳnh (Theo The Sun/VNE)

Có thể bạn quan tâm

Ăn hạt kỷ tử có tốt?

Ăn hạt kỷ tử có tốt?

Kỷ tử được sử dụng từ rất lâu, tác dụng như thuốc bổ nguồn gốc thiên nhiên, giúp chống lão hóa, tăng cường sinh lý, tốt cho người tiểu đường.