Bị tai nạn, cô giáo nghèo không có Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 21-1, khi đang đi xe máy trên đường đoạn qua thôn 4 (xã Đak Krong, huyện Đak Đoa) thì chị Đỗ Thị Lan-giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Trần Kiên (xã Hà Đông, huyện Đak Đoa) bị tai nạn ngã xuống đường bất tỉnh. Các bác sĩ ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết, bệnh nhân Lan bị dập gan, thận độ IV, rách môi mép trái. Tai nạn ập đến vào những ngày giáp Tết khiến gia đình cô giáo Lan rơi vào cảnh “họa vô đơn chí”. 
Tại Khoa Ngoại tổng hợp (Bệnh viện Đa khoa tỉnh), sau 10 ngày được các bác sĩ điều trị tích cực, chị Lan đã dần hồi phục. Tựa người vào thành giường bệnh, chị thều thào nhớ lại: “Hôm đó khoảng 9 giờ sáng, tôi đi chợ sắm Tết. Khi tai nạn xảy ra, tôi bất tỉnh, không biết gì nữa, sau đó được người đi đường đưa vào Trạm Y tế xã Đak Krong sơ cứu rồi đưa đến Bệnh viện Đại học Y Dược-Hoàng Anh Gia Lai. Tại đây, sau khi chụp chiếu, chẩn đoán, tôi được chuyển sang Bệnh viện Đa khoa tỉnh”.  
  Cô giáo Đỗ Thị Lan đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Ảnh: Đ.Y
Cô giáo Đỗ Thị Lan đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Ảnh: Đ.Y
Hoàn cảnh gia đình cô giáo Lan hiện rất khó khăn. Năm 2015, khi đang học năm 2 Đại học Sư phạm Huế thì chị Lan bảo lưu kết quả học tập để lấy chồng, sinh con. Thời gian này, chồng chị làm nghề cửa sắt nhưng do ít khách nên cuộc sống gia đình rơi vào khó khăn. Thương con, bà Lê Thị Lỗi-mẹ chị Lan-đã thế chấp căn nhà duy nhất vay ngân hàng 200 triệu đồng để giúp con rể làm ăn. Nhưng càng làm càng lỗ, rồi chồng chị Lan bỏ đi, thỉnh thoảng mới liên lạc với gia đình.
Lúc bế tắc nhất, bà Lỗi động viên con gái tiếp tục đi học để lấy bằng đại học. Vốn học giỏi, lại chịu khó nên sau 2 năm nỗ lực, chị Lan tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại giỏi. Năm 2019, chị thi đậu viên chức, được điều động về dạy tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Trần Kiên. Cuộc sống dần ổn định, tuy nhiên khoản nợ ngân hàng vẫn chưa trả được. 
Giữa năm 2018, bố chị Lan qua đời sau nhiều năm chống chọi với bệnh ung thư gan. Nhà chị có 3 chị em gái. Chị cả là Đỗ Thị Linh bị bại não, chân tay co quắp, sống thực vật suốt 27 năm qua. Em út là Đỗ Thị Hoàn bị đuối nước năm 2013. Chỉ còn chị Lan là điểm tựa của gia đình thì ngày cận Tết lại gặp tai nạn. Dạy học cách nhà hơn 30 km, mỗi tuần chị Lan về nhà 2 buổi chiều để chăm sóc con trai 4 tuổi (đang ở với bà nội-P.V). “Tiền lương của tôi giờ không đủ để nộp viện phí. Mẹ tôi chỉ trông cậy vào 1 ha cà phê. Mà cà phê nhiều năm qua mất mùa, mất giá, gia đình chưa thấy đâu là lối ra”-chị Lan nức nở.
Chúng tôi tìm về căn nhà đơn sơ của bà Lỗi nằm sâu ở một con hẻm đường đất. Bà Trần Thị Bốn (chị Lan gọi bằng thím) đang chăm sóc chị Linh bị bại não. “Hoàn cảnh gia đình mẹ con chị Lỗi vô cùng khó khăn. Lan là con gái duy nhất khỏe mạnh, giỏi giang, có thể đỡ đần cho mẹ thì giờ lại bị tai nạn”-bà Bốn xót xa. Thầy Nguyễn Ngọc Nam-Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Trần Kiên-cũng cho biết: “Cô giáo Lan dạy học xa nhà nhưng rất chịu khó, tận tình với học trò. Biết tin cô bị tai nạn, các thầy-cô giáo trong trường đã cùng nhau đóng góp chút ít để giúp cô đóng viện phí, tuy nhiên số tiền này không nhiều nên mong lắm những tấm lòng hảo tâm giúp đỡ để cô Lan có thêm kinh phí điều trị, vượt qua giai đoạn ngặt nghèo”.   
Mọi sự hỗ trợ cho cô giáo Đỗ Thị Lan xin liên hệ bà Lê Thị Lỗi, số ĐT: 0369689367 hoặc gửi về Báo Gia Lai, 2A Hoàng Văn Thụ, TP. Pleiku (liên hệ chị Lệ Hằng-Phó Trưởng phòng Bạn đọc-Báo ảnh-Tư liệu, số ĐT: 0943065095).
 ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

(GLO)- Ngày 11-4, Ban Thường trực Giáo hội Phật giáo huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) cùng Nhóm Thiện nguyện tỉnh An Giang phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Phú Thiện, Chư Sê tổ chức khánh thành công trình giếng khoan cho các trường học và tặng quà cho người nghèo, học sinh khó khăn trên địa bàn.
Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

(GLO)- Hưởng ứng phong trào hiến máu tình nguyện (HMTN) với thông điệp "Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại", nhiều người dân ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã tích cực tham gia HMTN. Việc làm của họ đã góp phần đáp ứng nhu cầu máu cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân.

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

(GLO)- Không có đất sản xuất và công việc ổn định, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (SN 1987, thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hàng ngày phải bươn chải để kiếm sống và chăm sóc 2 người con trai mắc bệnh bại não.
Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

(GLO)- Xót thương những mảnh đời bất hạnh, suốt 40 năm qua, bà Phạm Thị Hồng (tổ 7, phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Được nuôi dạy chu đáo tại nhà số 57 Trần Nhật Duật, các cháu đều trìu mến gọi bà Hồng là mẹ nuôi.
Chị Nguyễn Thị Tâm (bìa trái) cẩn thận đóng hũ từng suất ăn sáng trước khi phát cho bệnh nhân. Ảnh: Vũ Chi

“Bữa sáng yêu thương” ở Trung tâm Y tế huyện Ia Pa

(GLO)- 7 năm gắn bó với công tác thiện nguyện, điều dưỡng Nguyễn Thị Tâm (Phòng Điều dưỡng-Trung tâm Y tế huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã nấu hàng ngàn suất ăn sáng cho bệnh nhân nghèo với mong muốn tiếp thêm động lực để người bệnh vượt qua khó khăn, yên tâm điều trị bệnh.
602 phần quà tặng người nghèo, người khuyết tật huyện Krông Pa, Đak Đoa và Đak Pơ

602 phần quà tặng người nghèo, người khuyết tật huyện Krông Pa, Đak Đoa và Đak Pơ

(GLO)- Ngày 16 và 17-3, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai phối hợp với Hội Chữ thập đỏ các huyện: Krông Pa, Đak Đoa, Đak Pơ và Đoàn từ thiện Phước Huệ (phường 15, Quận 6, TP. Hồ Chí Minh) tặng quà cho người dân tộc thiểu số nghèo, bệnh nhân phong, người khuyết tật tại địa phương.