4 năm, hơn 90 cán bộ cấp cao bị xử lý: Bài học về lựa chọn nhân sự

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
PGS.TS Nguyễn Viết Thông - Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận T.Ư cho rằng, sau 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII có hơn 90 cán bộ thuộc diện T.Ư quản lý đã bị xử lý, kỷ luật đó là điều đau xót. Tuy nhiên chúng ta cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm, bài học lớn trong lựa nhân sự cho nhiệm kỳ tới.
Đảng ta là một Đảng mạnh
Thưa ông, ông đáng giá như thế nào về quyết tâm xây dựng, chỉnh đốn Đảng từ đầu nhiệm kỳ khóa XII đến nay?
- 90 năm từ khi ra đời và phát triển, Đảng ta luôn luôn coi trọng công tác xây dựng Đảng. Đặc biệt, từ sau Đại hội XII đến nay, Đảng ta đã tập trung vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt. 
PGS.TS Nguyễn Viết Thông - Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận T.Ư (ảnh IT)
Điều này được thể hiện ở chỗ, từ đầu nhiệm kỳ XII đến nay, Ban Chấp hành T.Ư đã ban hành 4 Nghị quyết chuyên đề về công tác xây dựng Đảng, 1 Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là của các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành T.Ư. Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng đã ban hành hơn 124 văn bản liên quan trực tiếp đến công tác xây dựng Đảng.
Những con số trên cho thấy Đảng ta rất coi trọng công tác xây dựng Đảng. Một điểm mới ở nhiệm kỳ này là Đảng ta tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đưa Nghị quyết vào cuộc sống. Công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết xem việc thực hiện Nghị quyết, quy chế, quy định được tăng cường, có nhiều điểm mới…
Có thể nói, nhiệm kỳ Đại hội XII, công tác xây dựng Đảng đã được tập trung đẩy mạnh, và khắc phục được những khuyết điểm, yếu kém lâu nay. Ví dụ, như trong công tác cán bộ, yếu kém từ khâu đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng. Hay vấn đề về sắp xếp tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị, chủ trương này đã có từ lâu, nhưng các nhiệm kỳ trước thực hiện không được bao nhiêu, trong nhiệm kỳ này, việc sắp xếp, tổ chức bộ máy theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 6, khóa XII đã được đẩy mạnh, kết quả là chúng ta đã, đang và tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, đến nay có thể khẳng định rằng, cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí đã thu được kết quả rất quan trọng. Chúng ta đã làm với quyết tâm chính trị rất cao, nỗ lực lớn với tinh thần “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” và đạt nhiều kết quả rất quan trọng, rõ rệt được cán bộ, đảng viên đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao và quốc tế ghi nhận. Tham nhũng từng bước được kiềm chế, ngăn chặn và có xu hướng giảm. Kết quả đã điều tra, khởi tố, xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước và kỷ luật Đảng.
Như ông đã phân tích, có thể khẳng định quyết tâm xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong nhiệm kỳ vừa qua của Đảng ta rất cao và đã tạo được những dấu ấn mạnh. Đáng chú ý, việc xử lý cán bộ, đảng viên vi phạm với tinh thần “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”?
- Đúng vậy! Từ đầu nhiệm kỳ tới nay chúng ta đã điều tra, khởi tố, xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước. Hơn 90 cán bộ cao cấp thuộc diện BCH T.Ư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý đã bị kỷ luật. 
Hàng loạt cán bộ thuộc diện T.Ư quản lý đã bị xử lý, kỷ luật từ đầu nhiệm kỳ khóa XII đến nay.
Có lẽ chưa bao giờ chúng ta kỷ luật nhiều cán bộ như vậy. Ngay trong khóa này đã có 2 Ủy viên Bộ Chính trị bị xử lý kỷ luật, trong đó có 1 Ủy viên Bộ Chính trị đã bị khởi tố trước pháp luật và hiện nay đang chấp hành án tù, trước đó người này đã bị cách tất cả chức vụ trong Đảng, cách chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành T.Ư. Gần đây nhất, 1 Ủy viên Bộ chính trị đã bị kỷ luật cảnh cáo và một số Ủy viên T.Ư, nguyên Ủy viên T.Ư cũng bị xử lý, kỷ luật.
Kết quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là đã ngăn chặn, đẩy lùi được một bước tình trạng tham nhũng, được cán bộ, đảng viên đồng tình, ủng hộ. Đồng thời, công tác xây dựng Đảng được đẩy mạnh một cách toàn diện. Và niềm tin của nhân dân ở Đảng cũng ngày càng được nâng cao.
Trong diễn văn kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ: Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức cán bộ, và có phương thức lãnh đạo Đảng phù hợp. Đó là những điểm cốt lõi chúng ta cần lưu ý.
Ba thành TP lớn thay Bí thư “giữa đường” là đáng buồn
Việc xử lý hơn 90 cán bộ thuộc diện T.Ư quản lý trong 4 năm qua, đặc biệt ở 3 TP lớn của cả nước là Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM đã phải thay đổi nhân sự Bí thư “giữa đường”...  Việc này nói lên điều gì, thưa ông? 
- Việc kỷ luật hơn 90 cán bộ thuộc diện T.Ư quản lý là điều đau xót. Đảng ta không muốn kỷ luật nhiều như vậy, nhưng thực tế buộc phải làm.
Vừa rồi, phải thay Bí thư của 3 TP lớn là hiện tượng đáng buồn. Thể hiện ở chỗ khâu sàng lọc cán bộ, mà sâu xa là khâu đánh giá cán bộ, kiểm tra, giám sát cán bộ lâu nay làm chưa thật tốt. Khuyết điểm của nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội và nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM có từ những năm trước đây, chứ không phải sau khi được bổ nhiệm Bí thư mới để xảy ra sai phạm. Điều đó cho thấy chúng ta đã không làm tốt khâu đánh giá, sàng lọc cán bộ. Đó là khuyết điểm cần nhìn nhận rõ.
Song, theo tinh thần Hồ Chí Minh: “Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”. Trong bối cảnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay, Đảng ta đã mạnh dạn thay 3 Bí thư Thành ủy, điều đó cũng thể hiện Đảng ta là một Đảng mạnh. Nếu một Đảng yếu, không có bản lĩnh thì sẽ không làm được điều này.
Nhìn lại con số hơn 90 cán bộ cấp cao bị kỷ luật thời gian qua cũng cho thấy Đảng ta là một Đảng mạnh. Đảng ta dám nhìn thẳng vào khuyết điểm, và biết sửa chữa khuyết điểm, trong việc nhìn nhận một bộ phận cán bộ không đủ phẩm chất đạo đức, không đủ tiêu chuẩn và đã kịp thời thay thế để địa phương phát triển thì đó là một Đảng mạnh.
Thực tế như những gì chúng ta đang thấy, tình hình tại một số địa phương có cán bộ sai phạm như ở Đà Nẵng, TP.HCM sau khi Đảng bố trí Bí thư mới thì tình hình ở các địa phương này đang chuyển biến tốt. Như ở TP.HCM, nhân dân bức xúc trong nhiều năm về vấn đề Thủ Thiêm, nhưng với quyết tâm cao, chúng ta đã mạnh dạn, sửa chữa khuyết điểm, xử lý cán bộ có sai phạm. Hay ở Đà Nẵng, liên quan đến doanh nghiệp, cán bộ, 2 đồng chí nguyên Chủ tịch UBND TP cũng đã bị xử lý kỷ luật, phải đưa ra tòa xét xử. Điều đó cũng thể hiện Đảng ta đúng là một Đảng mạnh theo tinh thần Hồ Chí Minh đã chỉ ra.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã thức cả đêm trắng để xử lý kỷ luật đối với đại tá Trần Dụ Châu. Xử lý kỷ luật một Đại tá quân đội thời kỳ đó đau lòng lắm nhưng buộc phải làm để cán bộ nói chung tốt đẹp hơn. Hiện nay, Đảng ta cũng đang theo tinh thần đó. Nói như Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng: “Chúng ta kỷ luật một người để cứu muôn người”. Việc kỷ luật cán bộ góp phần đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, có tác dụng cảnh báo, răn đe rất cao.
Vậy theo ông, việc xử lý nhiều cán bộ như vậy chúng ta rút ra được bài học kinh nghiệm gì?
- Xung quanh việc vừa rồi kỷ luật nhiều cán bộ như vậy, chúng ta rút ra được nhiều bài học. 
Đầu tiên chúng ta phải nhận thức đúng, đầy đủ vị trí vai trò của đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ đối với sự nghiệp cách mạng của nước ta. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần nói rằng rằng, trong công cuộc đổi mới Đảng ta xác định xây dựng đảng là nhiệm vụ then chốt thì cán bộ là vấn đề then chốt của then chốt.
Hai là, phải coi trọng và ngày càng hoàn thiện tất cả các khâu của công tác cán bộ từ khâu phát hiện đến đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và kể cả chính sách đối với cán bộ. 
Ba là, khi cán bộ có khuyết điểm, chúng ta phải mạnh dạn xử lý với những quyết tâm chính trị rất cao, nỗ lực lớn, không có ngoại lệ, không có vùng cấm, kỷ luật đúng người, đúng việc, không để oan sai và để lọt tội phạm.
Thứ tư, cần nâng cao giáo dục tuyên truyền và dựa vào nhân dân để xây dựng đảng, chính những cán bộ đảng viên vừa rồi bị phát hiện, điều tra, truy tố, xử lý kỷ luật công lao của nhân dân rất lớn, nhân dân là người phát hiện và tố giác chứ tổ chức đảng phát hiện rất ít.
Cán bộ tốt hay xấu cứ hỏi dân là biết hết
Thưa ông, trước thềm Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng, việc lựa chọn nhân sự luôn nhận được sự quan tâm cao. Ông có góp ý gì cho công tác này?
- Nếu thực hiện nghiêm những quy định hiện nay đã ban hành sẽ lựa chọn được những cán bộ đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Hệ thống các quy định, quy chế, quy trình không thiếu, vấn đề mấu chốt hiện nay là người thực hiện quy định, quy chế, quy trình đó. 
Theo tôi, trước hết Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo quyết liệt thì sẽ lựa chọn được cán bộ đủ đức, đủ tài. Còn quy định, quy chế, quy trình ban hành nhưng người thực hiện không lãnh đạo, chỉ đạo tốt thì những quy định đó cũng không thể đi vào cuộc sống được.
Trước đây, những nơi bổ nhiệm không đúng cán bộ đều thanh minh rằng đã làm đúng quy trình. Lỗi ở đây không phải ở quy trình mà lỗi là do người thực hiện quy trình. Những văn bản, quy định về lựa chọn cán bộ kể cả cấp huyện, tỉnh, T.Ư là đầy đủ, nếu làm nghiêm thì Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội XIII sẽ lựa chọn được đội ngũ cán bộ đúng yêu cầu đặt ra.
Vậy thưa ông, làm thế nào để người dân góp tiếng nói quan trọng trong lựa chọn nhân sự cán bộ?
- Để người dân góp tiếng nói quan trọng trong lựa chọn nhân sự thì có nhiều cách. Như Bộ Chính trị đã ban hành Quy định 217, 218 quy định về việc MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý kiến xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; về giám sát, phản biện.
Bên cạnh đó, cán bộ tốt hay xấu thì cứ hỏi dân là biết hết. Cho nên, trong các quy trình để giới thiệu nhân sự ứng cử, bầu cử vào các chức danh lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội đều lấy ý kiến của nhân dân ở nơi nhân sự đó đang công tác, tại nơi cư trú. Nhân dân có quyền thông qua MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội, có thể giới thiệu nhân sự cho Đảng, Nhà nước, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội và cũng mạnh dạn chỉ ra những người nào không nên đưa vào quy hoạch hay ứng cử các chức danh.
Khi cán bộ được đưa vào quy hoạch nhưng sau đó có tố giác thì cần phải xem xét, xác minh lại. Nếu đúng như tố giác thì phải đưa cán bộ ra khỏi quy hoạch. Cơ chế hiện nay đang làm theo cách này, đồng thời tiếp tục nghiên cứu để làm sao hoàn thiện cơ chế, nhân dân có quyền tham gia nhiều hơn về công tác lựa chọn cán bộ.
Xin cảm ơn ông!
Thành An (Dân Việt/thực hiện) 

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

(GLO)- Sáng sớm 11-1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 45 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào từ ngày 11 đến 12-1-2023, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone.
Hội Nông dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

Hội Nông dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân các cấp đã tích cực tham mưu cấp ủy Đảng cùng cấp triển khai thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-10-2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến“, “tự chuyển hóa“.
Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 2, sáng 6/1, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về: Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đánh giá việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV về các chính sách phòng, chống dịch COVID-19; Đề xuất nội dung đưa vào Nghị quyết của Quốc hội về việc chuyển tiếp thực hiện một số chính sách theo quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 và cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1/1/2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật Dược.
Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ"

Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ"

(GLO)- Tại hội nghị tổng kết công tác phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 do Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức chiều 4-1, các đại biểu đã tập trung phân tích, đánh giá tình hình, kết quả công tác PCTN, tiêu cực cũng như đưa ra các giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ này trong thời gian tới.
Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc sau kỳ họp thứ chín

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc sau kỳ họp thứ chín

(GLO)- Sáng 5-1, Tổ đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai gồm các ông Ngô Khắc Ngọc-Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh; Trường Trung Tuyến-Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc (huyện Đak Pơ) sau kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021-2026.
Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực

Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực

(GLO)- Những năm qua, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng triển khai thực hiện công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực ở đơn vị, địa phương một cách nghiêm túc, quyết liệt, toàn diện, ngày càng đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm; gắn liền với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Năm 2023: "Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả"

Năm 2023: "Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả"

Kết luận Hội nghị Chính phủ với địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nhiệm vụ ngày càng nhiều, yêu cầu ngày càng cao, nhân dân chờ mong, đòi hỏi ngày càng lớn, song chúng ta nỗ lực, quyết tâm cao nhất để thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2023, đạt được nhiều thành tích và tiến bộ hơn năm 2022.
Xã luận: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu của năm bản lề quan trọng

Xã luận: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu của năm bản lề quan trọng

(GLO)- Năm 2023 là dấu mốc quan trọng để Gia Lai phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Hai năm đầu nhiệm kỳ, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tận dụng thời cơ, lợi thế, hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ đã đặt ra. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu của nhiệm kỳ 2020-2025 mà Đại hội đã đề ra, cần phải có sự quyết tâm, nỗ lực hơn nữa, nhất là trong năm 2023, năm giữa nhiệm kỳ.
Hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" trong các đơn vị quân đội

Hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" trong các đơn vị quân đội

(GLO)- Chiều 27-12, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác dân vận của các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Võ Thanh Hùng-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có lãnh đạo 17 đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh.
Đề cao các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ở cơ sở

Đề cao các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ở cơ sở

(GLO)- Điều lệ Đảng nêu rõ: Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với Nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Gia Lai tổng kết công tác nội chính năm 2022

Gia Lai tổng kết công tác nội chính năm 2022

(GLO)- Sáng 27-12, tại trụ sở Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác nội chính năm 2022, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023. Đồng chí Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: Phản hồi tích cực từ dư luận xã hội

Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: Phản hồi tích cực từ dư luận xã hội

(GLO)- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy vừa tổ chức điều tra dư luận xã hội về hiệu quả công tác phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực trên địa bàn tỉnh. Cuộc điều tra nhằm thu thập ý kiến của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về mức độ quan tâm, hiệu quả của công tác PCTN, tiêu cực trên địa bàn tỉnh thời gian qua; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai hiệu quả công tác PCTN, tiêu cực trong thời gian tới.
Chư Păh phát huy vai trò đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ

Chư Păh phát huy vai trò đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ

(GLO)- Tại huyện Chư Păh, các tổ chức Đảng phân công đảng viên phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể ở thôn, làng phụ trách hộ, nhóm hộ nơi cư trú. Việc này vừa phát huy vai trò nêu gương của đảng viên, tạo mối liên hệ thân thiết với người dân, vừa đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.
Kông Chro nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

Kông Chro nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

(GLO)- Những năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Kông Chro quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng. Công tác kiểm tra, giám sát giúp Ban Thường vụ Huyện ủy kịp thời đánh giá đúng ưu điểm của tổ chức Đảng, đảng viên để phát huy; phát hiện, làm rõ hạn chế, khuyết điểm để khắc phục và xử lý nghiêm minh vi phạm của tổ chức Đảng, đảng viên, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng Đảng.