4 kiểu hợp đồng mua bán nhà đất tiềm ẩn nhiều rủi ro

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hợp đồng mua bán nhà đất được biết đến là văn bản thỏa thuận giữa người bán và người mua. Tuy nhiên trước khi đặt bút kí kết, chủ đầu tư cần tìm hiểu kĩ về giá trị các bản hợp đồng, tránh rủi ro không đáng có.
Hợp đồng mua bán nhà đất viết tay
Hợp đồng viết tay được xem là hình thức giao dịch nhà đất do hai bên tự động viết ra và tự ký với nhau. Hoàn toàn không có một cơ quan hay tổ chức thẩm định công chứng xác nhận. Chính vì vậy, về mặt pháp lý thì loại hợp đồng này sẽ không được công nhận.
Khi xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn giữa hai bên thì khi đưa ra tòa chắc chắn tòa sẽ tuyên bố hợp đồng viết tay là vô hiệu. Thông thường, người chịu thiệt nhiều nhất là bên mua. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp bên phía người mua phải trả lại nhà đất, trả các khoản phí hoặc bị cưỡng chế nếu họ không tự nguyên đóng.
 
Trên thực tế có một số hợp đồng mua bán nhà đất khiến chủ đầu tư “trắng tay” nếu không xem xét kĩ khi kí kết. (Đồ họa: Kim Nhung)
Trên thực tế có một số hợp đồng mua bán nhà đất khiến chủ đầu tư “trắng tay” nếu không xem xét kĩ khi kí kết. (Đồ họa: Kim Nhung)
Hợp đồng đặt cọc
Để có thể có thêm thời gian huy động vốn mua nhà đất mà không phải vay lãi ngân hàng, nhiều người đã lựa chọn giải pháp ký hợp đồng đặt cọc giữ chỗ mua nhà. Tuy nhiên, có nhiều người mua không tìm hiểu kỹ khi cho rằng đây chỉ là khoản phí để đảm bảo việc giao kết hợp đồng.
Hợp đồng cọc đa phần do bên bán đặt ra nên khá sơ sài, các cam kết còn yếu và nửa vời, nước đôi và ngắn hạn nên tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Người mua không biết thẩm định và thiếu kiến thức về pháp lý rất có thể rơi vào bẫy của những kẻ lừa đảo hòng chiếm đoạt tài sản.
Người mua đặt cọc càng nhiều càng phải cẩn trọng vì dễ gặp rủi ro. Thực tế có không ít trường hợp người mua đã đặt tiền cọc tuy nhiên bên bán đưa ra nhiều lý do vô lý khiến người mua gặp khó khăn, thậm chí không thực hiện tiếp được thỏa thuận và mất tiền cọc.
Hợp đồng ủy quyền
Hợp đồng ủy quyền mua bán nhà đất là một dạng bên bán ủy quyền cho bên mua toàn quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt nhà đất, bao gồm toàn quyền mua bán, cho tặng, thế chấp, cầm cố,… quyền hạn tương đương như người đứng tên trên sổ. Vì thế nhiều người vẫn nghĩ có giấy ủy quyền trong tay thì chính là chủ nhà.
Nhiều người dân không muốn mất phí chuyển nhượng, không muốn nộp nên đã chọn giải pháp lập hợp đồng ủy quyền để thay thế hợp đồng mua bán. Đây thực chất chỉ là một loại giao dịch ảo để nhằm mục đích trốn thuê khi mua bán tài sản có giá trị cao.
Hợp đồng góp vốn
Hợp đồng góp vốn hay còn được gọi là hợp đồng thỏa thuận hợp tác đầu tư đều là hợp đồng dân sự, về bản chất là hình thức huy động vốn tinh vi của các chủ đầu tư để thực hiện dự án. Nhà đầu tư cần cẩn trọng trước khi ký loại hợp đồng này để tránh rơi vào bẫy của các tay lừa đảo, hay bị chiếm dụng vốn mà không thể ngờ tới.
KIM NHUNG (LĐO)

https://laodong.vn/bat-dong-san/4-kieu-hop-dong-mua-ban-nha-dat-tiem-an-nhieu-rui-ro-837677.ldo

Có thể bạn quan tâm

Bảo tồn địa hình để tạo lập bản sắc đô thị

Bảo tồn địa hình để tạo lập bản sắc đô thị

(GLO)- Nhiều khách phương xa rất thích thú khi được lên xuống trên những con dốc dài giữa phố núi Pleiku. Địa hình đồi núi mang đến sự khác lạ về tầm mắt, thay đổi về cảm xúc và đầy thêm trải nghiệm về một vùng đất. Bản sắc ấy của đô thị cao nguyên đang được bảo tồn một cách đầy chủ ý.
Đề xuất quy định mới về tính tiền sử dụng đất khi cấp sổ đỏ

Đề xuất quy định mới về tính tiền sử dụng đất khi cấp sổ đỏ

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo Luật Đất đai 2024, trong đó đề xuất quy định mới về miễn, giảm tiền thuê đất, việc tính tiền sử dụng đất khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...