Chàng trai chế tạo chiếc lồng bè nuôi cá

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Không muốn nhập khẩu lồng bè để nuôi cá với giá thành rất cao, một chàng trai ở Nghệ An đã nuôi ý tưởng và sau 7 năm chế tạo thành công lồng bè nội địa giá rẻ cho nông dân.

Những chiếc lồng bè bằng nhựa HDPE dùng để nuôi cá Ảnh: K.Hoan
Những chiếc lồng bè bằng nhựa HDPE dùng để nuôi cá Ảnh: K.Hoan


Sản phẩm lồng bè nuôi cá của Hợi đã nhận được nhiều bằng khen của UBND tỉnh Nghệ An và Sở Khoa học - Công nghệ Nghệ An.

"Họ làm được, sao mình lại không ?”

Tốt nghiệp đại học với tấm bằng kỹ sư thủy sản, Hoàng Văn Hợi (ngụ H.Nghi Lộc, Nghệ An) được nhận vào công tác tại Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản (Bộ NN-PTNT), phụ trách việc nuôi trồng thủy sản trên biển. Tiềm năng nuôi trồng thủy sản của nước ta rất lớn, nhưng lâu nay người dân vẫn nuôi trong các lồng làm bằng tre, gỗ với giá thành không hề rẻ, trong khi thời gian sử dụng rất ngắn, chỉ vài ba năm là hỏng, khiến chàng trai trẻ này phải suy nghĩ.

“Ở các nước phát triển, người ta đã nuôi trong các lồng bè bằng nhựa HDPE từ hàng chục năm qua, độ bền 40 - 50 năm với nhiều lợi thế hơn trong sản xuất, sử dụng. Nhưng lồng bè này rất lớn, để nhập khẩu phải đặt hàng để họ sản xuất loại phù hợp với điều kiện nước ta nhưng giá thành rất cao nên người dân khó tiếp cận được”, Hợi nói.

Ý tưởng nghiên cứu để sản xuất loại lồng bè phù hợp với điều kiện, môi trường nước ta để nuôi thủy, hải sản hình thành trong đầu chàng trai trẻ này.

“Tại sao họ làm được, mình lại không?”, Hợi nghĩ và bắt đầu đeo đuổi giấc mơ lồng bè. Sau một thời gian mày mò nghiên cứu, khi ý tưởng làm lồng bè bằng nhựa HDPE đã khả quan hơn, đề tài khoa học này được cơ quan chuyên môn đánh giá cao, Hợi xin nghỉ việc ở cơ quan nhà nước để làm bằng được lồng bè HDPE. Do trong nước chưa có doanh nghiệp nào sản xuất lồng bè bằng nhựa HDPE nên phụ kiện để lắp đặt, Hợi đều phải đặt ở nhà máy sản xuất nhựa. Năm 2015, sau 7 năm “thai nghén” với nhiều thử nghiệm, lăn lộn ở hồ nước, chiếc lồng bè bằng nhựa đầu tiên của Hợi đã chào đời.

Chiếc lồng bè có dung tích 50 m3 này được anh mang đến lắp đặt tại hồ thủy điện Bản Vẽ (H.Tương Dương, Nghệ An). Lồng bè được làm bằng nhựa HDPE nổi trên mặt nước rất đẹp với giá thành chỉ 17 triệu đồng (rẻ hơn lồng tre, gỗ) đã gây chú ý và thích thú cho người dân nuôi cá ở hồ Bản Vẽ. Nhiều người đến xem, sau đó đặt mua để thay thế các lồng bè truyền thống bằng tre, gỗ cồng kềnh, dễ hỏng. Hợi thành lập doanh nghiệp, đăng ký bảo hộ sản phẩm lồng bè này và sản xuất hàng loạt để cung cấp cho người dân nuôi cá trên sông và biển.

 

 Kỹ sư Hoàng Văn Hợi
Kỹ sư Hoàng Văn Hợi


Mang lợi cho nông dân

Sau nhiều năm nuôi cá trên hồ thủy điện Khe Bố (H.Tương Dương, Nghệ An), anh Lô Văn Co đã thay lồng bè tre, gỗ bằng lồng nhựa HDPE để thả cá. Sau 4 năm nuôi bằng lồng bè nhựa, anh Co cho biết cá lớn nhanh hơn lồng tre vì lượng nước lưu thông tốt hơn, cá được tiếp xúc với các loại thức ăn từ tự nhiên nhiều hơn nên thịt dai và không có mùi tanh của bùn như cá nuôi trong ao. Hiện anh Co đã đầu tư 12 lồng cá bằng nhựa thay thế cho lồng tre.

“Giá thành lồng cá bằng nhựa này rẻ hơn bằng tre, độ bền được đảm bảo 40 - 50 năm nên chúng tôi rất an tâm. Loại lồng này bằng nhựa dẻo, chịu sóng rất tốt, nhẹ hơn tre, gỗ nên mùa mưa lũ rất dễ di chuyển”, anh Co nói. Tại H.Tương Dương từ năm 2012 đến nay, hàng ngàn hộ dân phải di dời để xây dựng các thủy điện, mất đất sản xuất, nghề nuôi cá trở thành “cần câu cơm” chính của họ. Tại huyện này, gần 300 lồng bè nhựa HDPE để nuôi cá đã thay thế lồng bè tre, gỗ truyền thống.

Lồng bè nhựa HDPE của chàng trai Hoàng Văn Hợi hiện đã xuất hiện ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Phụ kiện để sản xuất lồng bè đều đang phải đặt mua, trong đó có một số phụ kiện phải mua từ nước ngoài. Hợi cũng cho biết anh dự tính sẽ đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phụ kiện để giảm giá thành lồng bè thấp hơn nữa với mục tiêu đưa lồng bè đến người dân với giá rẻ nhất có thể.

“Từ nhỏ, tôi đã rất thích cá và theo đuổi đam mê ngành thủy sản. Nước ta có diện tích mặt nước rất lớn, nhất là các hồ thủy điện. Đó là tiềm năng nuôi trồng thủy sản, tạo kế sinh nhai cho người dân bị mất đất sau khi thủy điện tích nước. Khi theo đuổi lĩnh vực này, tôi làm vì đam mê và muốn giúp người nông dân tiếp cận công nghệ hiện đại hơn, thay vì cách nuôi thủ công truyền thống”, chàng kỹ sư 37 tuổi này nói.

Với sản phẩm lồng bè nuôi cá rất có lợi cho nông dân này, Hợi đã nhận được nhiều bằng khen của UBND tỉnh Nghệ An và Sở Khoa học - Công nghệ Nghệ An.

 

Theo KHÁNH HOAN (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Cựu cán bộ Đoàn TP. Pleiku"truyền lửa" yêu thương

Cựu cán bộ Đoàn TP. Pleiku"truyền lửa" yêu thương

(GLO)- “Kết nối tình nguyện-cháy mãi nhiệt huyết của tuổi trẻ“ là phương châm hoạt động của nhóm cựu cán bộ Đoàn cơ sở TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai. Sau hơn 2 năm thành lập, nhóm không chỉ mang niềm vui đến cho những hoàn cảnh khó khăn mà còn là nơi các thế hệ cán bộ Đoàn gắn kết, “truyền lửa“ tình yêu với Đoàn.
Ý nghĩa lớn từ mô hình nhỏ

Ý nghĩa lớn từ mô hình nhỏ

(GLO)- Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một trong những nội dung được các đơn vị trường học ở huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đặc biệt quan tâm. Trong đó, mô hình “Vườn rau em chăm“ mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần cải thiện bữa ăn và khơi dậy tình yêu lao động trong học sinh.
Đôi vũ công đặc biệt

Đôi vũ công đặc biệt

(GLO)- Đến với khiêu vũ một cách tình cờ, đôi vận động viên (VĐV) Trần Nam Dũng-Lê Phương Thảo đã từng bước khẳng định vị thế ở môn thể thao đầy tính nghệ thuật này. Tấm huy chương bạc tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX-2022 là sự ghi nhận cho những nỗ lực không biết mệt mỏi cùng tâm huyết của các vũ công.
Tín hiệu vui cho bệnh nhân ung thư

Tín hiệu vui cho bệnh nhân ung thư

(GLO)- Với mong muốn nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư, bác sĩ Nguyễn Đình Hùng-Phó Trưởng khoa Ung bướu và Y học hạt nhân (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã nghiên cứu, áp dụng hiệu quả các phác đồ chữa trị mới, giúp người dân sớm phát hiện và điều trị ung thư tại chỗ. Một trong số đó là hóa trị trong điều trị ung thư đại trực tràng di căn.
Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình "Ấm áp mùa đông" năm 2022

Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình "Ấm áp mùa đông" năm 2022

(GLO)- Hưởng ứng chương trình “Tình nguyện mùa đông“ năm 2022 và “Xuân tình nguyện“ năm 2023. Trong 2 ngày (23 và 24-12), tại xã Đất Bằng, huyện Krông Pa và xã An Thành, huyện Đak Pơ, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Gia Lai phối hợp với Đoàn công tác xã hội TP. Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình “Ấm áp mùa đông“ năm 2022.
Ngày thanh niên cùng hành động: Sôi nổi, thiết thực

Ngày thanh niên cùng hành động: Sôi nổi, thiết thực

(GLO)- Sau khi Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII (nhiệm kỳ 2022-2027) thành công tốt đẹp, 63 tỉnh, thành trong cả nước đã đồng loạt tổ chức “Ngày thanh niên cùng hành động“. Trong đó, Gia Lai là 1 trong 7 điểm cầu được lựa chọn tổ chức cấp trung ương. Chuỗi hoạt động góp phần nâng cao nhận thức, thể hiện quyết tâm của tuổi trẻ trong triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII.
Phát động thí điểm ứng dụng kết nối thanh thiếu niên

Phát động thí điểm ứng dụng kết nối thanh thiếu niên

(GLO)- Sáng 18-12, tại Trường THPT Hoàng Hoa Thám (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Quỹ Phòng chống thương vong Châu Á phối hợp với Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, Bộ Giáo dục-Đào tạo tổ chức lễ phát động thí điểm Ứng dụng kết nối thanh thiếu niên (YEA). Đây là hoạt động nằm trong dự án “Tuổi trẻ và những cung đường biết nói“ được triển khai tại TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Gia Lai và tỉnh Yên Bái.
Chung tay giúp trẻ em nghèo

Chung tay giúp trẻ em nghèo

(GLO)- Đối với trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thì chiếc áo ấm hay những đồ chơi tự chế rất có ý nghĩa. Thấu hiểu điều đó, chương trình “Áo ấm cho em“ đã trao tặng những chiếc áo ấm cùng những phần quà ý nghĩa cho trẻ em ở 2 huyện Ia Pa và Chư Păh (tỉnh Gia Lai).