Chàng kỹ sư tương lai và những sáng chế "âm thầm"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“Những máy móc này không giống những sản phẩm mà tôi dày công làm ra, nó chưa một lần giật giải thưởng, cũng không rình rang trên thị trường. Nhưng nếu hỏi tôi tự hào về thành quả nào nhất trong hành trình sáng chế của mình, tôi sẽ trả lời ngay là những chiếc máy “âm thầm” đó”.

Lê Văn Đây đang hoàn thiện chiếc máy gieo hạt thông minh, với ấp ủ sau này sẽ khởi nghiệp bằng vườn rau sạch. Ảnh: Thanh Trần
Lê Văn Đây đang hoàn thiện chiếc máy gieo hạt thông minh, với ấp ủ sau này sẽ khởi nghiệp bằng vườn rau sạch. Ảnh: Thanh Trần



Tâm sự trên không phải của một kĩ sư, hay nhà sáng chế tài ba nào cả, mà của cậu sinh viên năm cuối Lê Văn Ðây (lớp 13CDT1, trường ÐH Bách khoa Ðà Nẵng). Ðây say mê mày mò chế tạo, nhất là những máy móc gánh bớt nặng nhọc cho người lao động, phục vụ cho những ai muốn làm giàu từ ngành nông nghiệp.

Xót giọt mồ hôi bên mẻ đậu

Trong căn phòng trọ hơn chục mét vuông gần trường, Ðây ngồi giữa một đống máy móc, ốc vít, linh kiện rối nhùi. “Bên kia đường còn một phòng nữa, mà cũng chẳng khá hơn chỗ này đâu, đồ đạc ngập phòng, ở thì ít, làm việc thì nhiều nên vậy….”, Ðây cười.

Mở màn hình điện thoại “khoe” chiếc máy rang hạt được một hộ kinh doanh ở quận Ngũ Hành Sơn đang sử dụng để sản xuất ngũ cốc, Ðây kể vào năm 3 đại học, có lần về quê gặp một chị gái ngồi rang đậu bằng bếp than. Trời nóng nực, người chị đổ mồ hôi đầm đìa, hơi nóng từ bếp than phực lên rát mặt nhưng chị vẫn không dám rời đi vì sợ hạt cháy. “Ðó là với những phụ nữ bình thường, còn người có bầu, hoặc đang ốm nếu cứ hít khói than, còng lưng khuấy hạt cả buổi như vậy thì ảnh hưởng cực kỳ xấu đến sức khỏe. Chưa kể rang không đều, hoặc sơ sẩy để cháy, chắc chắn người mua sẽ lắc đầu, ép giá. Lúc ấy mình nghĩ ngay đến việc phải làm ra một chiếc máy để giúp họ”, Ðây nhớ lại.

Lân la hết các cửa hàng mua vật liệu về, suốt hai tháng rưỡi hì hục chế tạo, cuối cùng Ðây cũng cho ra đời chiếc máy rang hạt. Máy chạy bằng điện, có lồng quay bằng inox, khi mở chế độ rang lồng sẽ quay để đảo vật liệu. Khi rang xong đổi hướng quay hạt sẽ tự chảy ra ngoài. Ðặc biệt, cậu sinh viên này còn cài đặt chế độ rang với từng loại hạt đậu, hạt sen, hạnh nhân... chỉ cần cho hạt vào rồi chọn thời gian và nhiệt độ thích ứng. Khi rang xong, máy có chuông báo hiệu và từ từ giảm nhiệt độ.

Chị Lê Thị Thanh Diệu, chủ một hộ sản xuất ngũ cốc (quận Ngũ Hành Sơn), hài lòng: “Hồi trước không có máy vợ chồng tui rang bằng than củi, cặm cụi cả ngày được 10 kí mà không biết hít bao nhiêu khí độc vô người. Giờ có máy này cứ đổ hạt vô, thả đó đi làm việc khác, tới giờ chuông kêu lấy hạt ra, khỏe re vậy đó. Chưa kể máy rang còn đều, hạt nào hạt nấy như nhau, khách hàng nhìn vào cũng quý trọng sản phẩm của mình hơn. Cứ mỗi mẻ rang 5kg, có ngày tui rang cả tạ mà chẳng tốn bao nhiêu tiền điện cả”.

Ðây cho biết thêm, trên thị trường đã có máy rang ngũ cốc của Trung Quốc nhưng rang bằng ga không an toàn. Một số máy chạy bằng điện lại có giá thành đến 50-60 triệu đồng mà hiệu quả cũng không cao. “Chiếc máy đầu tiên mình bỏ tiền túi hơn 10 triệu, làm xong tới tay người dùng chỉ có 15 triệu thôi. Bây giờ mình đang làm chiếc thứ hai, thứ ba, với mục tiêu sẽ nâng công suất lên, thay thế một số công nghệ mới, dùng cảm ứng từ như bếp từ”, Ðây nói. Sau ba chiếc máy này, Ðây dự tính sẽ tìm cách giúp người nông dân, các hộ sản xuất biết đến nó nhiều hơn và đưa máy đến với họ bằng giá thành khoảng trên 20 triệu. Theo Ðây, số tiền ấy “dễ thở” để các hộ có thể đầu tư.

Giúp ích cho nông nghiệp, sẽ làm!

Ðến năm 4 đại học, chàng kỹ sư tương lai tiếp tục chế tạo một dây chuyền nấu tương ớt cho một hộ sản xuất ở TP Hội An (tỉnh Quảng Nam). Ðiều làm cậu nhớ nhất với chiếc máy này là cô chủ hiện giờ của nó trước làm ngân hàng, nhưng vì đam mê những sản phẩm từ nông nghiệp nên… bỏ ngang về làm giàu với món tương ớt. Chị đi đặt hàng rất nhiều nơi nhưng không ai đáp ứng được yêu cầu, sau khi dò hỏi trên mạng những sinh viên nổi bật về sáng chế, chị tìm đến Ðây. “Khi ấy nhận lời tôi cũng thấy hơi “liều”, nhưng rồi nghĩ mình học ngành này sợ gì, lại là máy móc hỗ trợ cho sản phẩm nhà nông nữa. “Máu” quá, gật luôn”, Ðây tếu táo.

Dây chuyền gồm nồi hấp, nồi xay và nồi nấu ớt. Chiếc máy xay có công suất lớn, đặt động cơ ngoài, mỗi lần xay được hàng chục kg. Riêng nồi nấu với yêu cầu “khó nhằn” của khách hàng không cho sôi sục cũng không được nguội quá, Ðây phải tính cách ổn định nhiệt độ, đồng thời lắp động cơ trên cắm xuống để khuấy liên tục đảm bảo không cháy ớt. Ðặc biệt, toàn bộ cụm nồi nằm trên trục bập bênh, khi nấu xong quay trục ớt sẽ tự đổ xuống, rất tiện lợi cho người sử dụng. “Với dây chuyền này, chỉ mất cỡ 3g đồng hồ có thể nấu 40kg ớt ra thành tương, hoàn toàn tiết kiệm thời gian và công sức, lại đảm bảo vệ sinh, sản phẩm chất lượng lại đẹp mắt nên bán được giá. Mình rất vui vì đã hỗ trợ được cho một người bắt tay vào làm giàu với sản phẩm nông nghiệp”, Ðây chia sẻ.

Hỏi Ðây còn máy móc nào liên quan đến nông nghiệp và sản phẩm của ngành này nữa không, cậu kể thêm máy rim hạt đác bằng điện, máy gieo hạt tự động…rồi xua tay “chẳng có gì to tát cả”. Còn mấy tháng nữa ra trường, chàng tân kỹ sư này ấp ủ khởi nghiệp bằng vườn rau sạch thông minh, với máy gieo hạt tự động, hệ thống tưới nước tự động, máy làm đất, khử trùng đất…Ðây tự tin những máy móc đó sẽ tự tay làm được. Dù biết không có khởi đầu nào hoàn toàn suôn sẻ nhưng sẽ nỗ lực hết sức, bởi nông nghiệp là một trong những ngành nghề khởi sắc hiện nay.      


Còn mấy tháng nữa ra trường, chàng tân kỹ sư này ấp ủ khởi nghiệp bằng vườn rau sạch thông minh, với máy gieo hạt tự động, hệ thống tưới nước tự động, máy làm đất, khử trùng đất… Đây tự tin những máy móc đó sẽ tự tay làm được.
 



Năm 2017, Lê Văn Đây tham dự cuộc thi “Tìm kiếm đại sứ truyền thông khoa học - Famelab khu vực miền Trung - Tây Nguyên”, với thiết bị thăm dò sức khỏe người già. Thiết bị như chiếc đồng hồ đeo tay có thể đo nhịp tim, thân nhiệt, nghe gọi khi có sự cố… đã giành giải Nhất toàn khu vực. Sản phẩm này sau đó giật giải Ba tại Famelab toàn quốc. Chàng trai này còn được khán giả cả nước biết đến với thiết bị chống bắt cóc, ấu dâm cho trẻ nhỏ trên chương trình “Cà phê sáng” của VTV3. Ngoài ra, Đây sáng chế máy định vị GPS cho người đi rừng, hệ thống điều khiển bia trong trường bắn quân sự…

 Dây chuyền sản xuất tương ớt do chính Đây tự mày mò chế tạo. Ảnh: V.Đ
Dây chuyền sản xuất tương ớt do chính Đây tự mày mò chế tạo. Ảnh: V.Đ
Anh Hoàng Xuân Long, chủ một hộ sản xuất ngũ cốc hài lòng với chiếc máy rang hạt do Đây chế tạo. Ảnh: NVCC
Anh Hoàng Xuân Long, chủ một hộ sản xuất ngũ cốc hài lòng với chiếc máy rang hạt do Đây chế tạo. Ảnh: NVCC


Thanh Trần (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.