Cần uống đủ nước trong những ngày hè nóng bức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nước chiếm một tỉ lệ lớn trong cơ thể, nên dễ dàng giữ cho thân nhiệt chỉ dao động trong giới hạn hẹp khi nhiệt độ của môi trường sống thay đổi.

Nước chiếm tới 60-70% trọng lượng cơ thể. Ở bào thai và trẻ em tỉ lệ này còn cao hơn nữa. Người trưởng thành bình thường nặng 50kg, chứa tới 29-32 kg nước.

 

Chỉ là uống nước nhưng hiệu quả phòng bệnh lại vô cùng cao.
Chỉ là uống nước nhưng hiệu quả phòng bệnh lại vô cùng cao.

Con người có thể nhịn ăn một vài ngày, thậm chí một vài tuần nhưng không thể thiếu nước. Một người chỉ cần mất 5-10% nước đã coi như mất nước trầm trọng và khi mất đến 15-20% là coi như hết hi vọng cứu chữa.

Nước trong cơ thể tồn tại dưới 2 dạng là nước “tự do” là thành phần của máu, bạch huyết, dịch não tủy...

Nước “liên kết” là nước bị giữ xung quanh những phân tử chất hữu cơ lớn như protid, glucid. Mỗi gam protid hoặc glucid giữ 3 gam nước.

Thiếu nước, thể tích của các phân tử protid và glucid giảm đi, tế bào không giữ được hình dạng bình thường, trọng lượng cơ thể giảm, da nhăn nheo. Do đó nước còn làm giảm độ quánh của máu, giúp cho máu tuần hoàn dễ dàng.

Nước được bài tiết ra khỏi cơ thể vừa có ý nghĩa đối với quá trình chuyển hóa nước và chức năng bài tiết của cơ thể.

Mỗi ngày, người trưởng thành cần 35 gam nước cho 1kg thể trọng. Nhu cầu nước của trẻ em cao gấp 3-4 lần. Trung bình mỗi người cần 6-8 cốc nước/ngày (tương đương 1,5 lít).

Nước đưa vào cơ thể dưới dạng thức ăn và đồ uống (nước chín, nước canh, nước trái cây, nước trong thực phẩm, nước ngọt, cà phê, trà...).

Nếu để thiếu nước, cơ thể có thể phát sinh các bệnh, bởi trong điều kiện bình thường, chuyển hóa nước được điều hòa chặt chẽ, số lượng nước đưa vào hằng ngày luôn cân bằng với số lượng nước bài tiết ra khỏi cơ thể.

Cân bằng này khiến trọng lượng cơ thể của người trưởng thành luôn ổn định trong một thời gian dài. Nước vào cơ thể chủ yếu qua ống tiêu hóa.

Uống thiếu nước gây các rối loạn chuyển hóa và kém hấp thu, biểu hiện khô miệng, nước bọt quánh dẫn đến ăn không ngon, khó nuốt, chán ăn, trẻ em thì ăn không tiêu, thường nôn trớ, táo bón, biếng ăn.

Đối với tuổi dậy thì dễ mắc bệnh ngoài da, viêm lỗ chân lông, trứng cá... Ngoài ra, thiếu nước ở người lớn có thể dẫn đến sỏi bàng quang, sỏi thận.

Chính vì vậy, để phòng tránh tình trạng thiếu nước, đặc biệt là trong mùa hè nắng nóng, cần quan tâm uống đủ nước theo nhu cầu hằng ngày, đặc biệt đối với người cao tuổi và trẻ em, không nên để thiếu nước đến khi thấy khát mới uống.

Theo tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 9-12, tại Trung tâm Y tế thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra hội nghị công bố quyết định công nhận thị xã An Khê đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét. Đây là địa phương thứ hai trên địa bàn tỉnh (sau TP. Pleiku) được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.