Bộ Y tế thu hồi văn bản có danh mục 12 sản phẩm hỗ trợ điều trị COVID-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Do một số nội dung chưa phù hợp nên Bộ Y tế đã thu hồi công văn về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh COVID-19 bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu kèm theo danh mục gồm 12 loại thuốc, sản phẩm cổ truyền phòng, hỗ trợ điều trị COVID-19.
Các sản phẩm thuộc danh mục 12 sản phẩm hỗ trợ điều trị COVID-19. Ảnh: Hương Giang
Các sản phẩm thuộc danh mục 12 sản phẩm hỗ trợ điều trị COVID-19. Ảnh: Hương Giang
Ngày 26.7, Bộ Y tế có văn bản số 5967/BYT-YDCT gửi Sở Y tế các tỉnh, thành, các bệnh viện y học cổ truyền Bộ, ngành và các tỉnh thành phố, các bệnh viện chuyên khoa… về việc thu hồi công văn số 5944/BYT-YDCT.
Theo đó, ngày 24.7.2021, Bộ Y tế ban hành công văn số 5944/BYT-YDCT về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh COVID-19 bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu để góp phần phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, do có một số nội dung chưa phù hợp nên Bộ Y tế thu hồi công văn này.
Văn bản thu hồi do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ký.
Trước đó, Bộ Y tế có văn bản 5944/BYT-YDCT về việc tăng cường phòng, chống bệnh dịch bệnh COVID-19 bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu. Theo đó, tại hướng dẫn sử dụng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược, Bộ Y tế công bố 12 loại thuốc cổ truyền phòng và hỗ trợ điều trị COVID-19. Một số loại sản phẩm được kể đến như Viên nang Kovir, Hoạt huyết Nhất Nhất, Imboot...
Ngoài ra, hướng dẫn cũng đưa ra một số danh mục sản phẩm khác như: Sản phẩm sát khuẩn; thuốc xịt họng; các sản phẩm hỗ trợ nâng cao sức khỏe. Trong đó có hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng, thành phần, công dụng… của các sản phẩm này.
Các thuốc cổ truyền, các sản phẩm chế biến, bào chế từ dược liệu do bệnh viện bào chế và do các cá nhân, tổ chức ủng hộ được sử dụng điều trị cho người bệnh nhiễm COVID-19 ở mức độ nhẹ, không triệu chứng, cho các đội ngũ y, bác sĩ tuyến đầu và các đối tượng cách ly (F1) phù hợp với tình hình dịch bệnh tại đơn vị, địa phương.
Văn bản này đã vấp phải sự phản ứng của dư luận, nhiều ý kiến cho rằng văn bản này thiếu tính khoa học và có phần "thiên vị" cho một số doanh nghiệp.
THÙY LINH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Táo đỏ 'đại bổ' nhưng những người này ăn vào chẳng khác gì tự đầu độc

Táo đỏ 'đại bổ' nhưng những người này ăn vào chẳng khác gì tự đầu độc

Táo đỏ (táo tàu) từ lâu đã được xem là một loại ‘thần dược’ với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe như bổ máu, an thần, tăng cường miễn dịch,…Tuy nhiên, một số người cần đặc biệt thận trọng hoặc tránh xa táo đỏ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.