Biết cách dùng nghệ, ung thư sẽ bị hủy diệt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nghiên cứu của Đại học California San Diego (Mỹ) cho thấy tính năng hủy diệt ung thư của nghệ có thể mạnh gấp 500 lần so với hiểu biết trước đây, nếu như nó được phối hợp đúng cách với thuốc ung thư.
 

Nghiên cứu mới của Mỹ và Trung Quốc cho thấy nghệ sẽ phát huy tác dụng chống ung thư nếu được xử lý đúng và phối hợp với các thuốc trị ung thư hiện đại - ảnh: SHUTTERSTOCK
Nghiên cứu mới của Mỹ và Trung Quốc cho thấy nghệ sẽ phát huy tác dụng chống ung thư nếu được xử lý đúng và phối hợp với các thuốc trị ung thư hiện đại - ảnh: SHUTTERSTOCK



Tiến sĩ Sourav Banerjee, đến từ Đại học California San Diego (UCSD), người đứng đầu nhóm nghiên cứu, nhấn mạnh rằng ăn nghệ đơn thuần sẽ không giúp bạn trị ung thư, bởi chất curcumin trong đó sẽ nhanh chóng bị đào thải và chẳng kịp tác động gì tới khối u.

Tuy nhiên, khi được xử lý phối hợp với thuốc ung thư, curcumin trong nghệ sẽ được bảo tồn đủ lâu để kết hợp với một enzyme tên DYRK2 trong cơ thể người. "Đôi bạn" này tiến thẳng đến khối u và khóa chặt nó, khiến nó không thể tăng trưởng nhanh chóng được nữa. Khi đó, thuốc ung thư dễ dàng diệt gọn những gì còn lại.

Thí nghiệm trên chuột cho thấy curcumin trong nghệ thậm chí giúp giảm đáng kể kích thước khối u. Những con chuột này mắc 2 loại ung thư là đa u tủy xương và ung thư vú âm tính cấp độ 3. Đây là 2 dạng ung thư nan y, có tiên lượng cực kỳ xấu. Tuy nhiên, điều kỳ diệu đã xảy ra.

Ngoài ra, sự kết hợp giữa nghệ và thuốc ung thư còn giúp việc điều trị ít xâm lấn hơn, các tế bào lành mạnh được bảo tồn giúp cho bệnh nhân bớt thiệt hại và phục hồi tốt hơn sau điều trị. Bởi lẽ, nghệ là một dược liệu rất ít tác dụng phụ trong điều trị ung thư.

Hiện tại, các nhà khoa học đang chuẩn bị cho bước thử nghiệm lâm sàng, với một loại thuốc phối hợp giữa curcumin qua xử lý và carfrilzomib, một loại thuốc dùng cho bệnh nhân đa u tủy xương đang được sử dụng rộng rãi.

Nghiên cứu còn có sự tham gia của Đại học Bắc Kinh và Đại học Chiết Giang (Trung Quốc); vừa công bố trên tạp chí khoa học Proceedings of the National Academy of Sciences.

A. Thư (Daily Mail, UCSD News Center, nld)

Có thể bạn quan tâm