Bí mật đằng sau bản nhạc phim kinh điển của Tây du ký 1986

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
"Vân cung tấn âm", nhạc mở màn phim "Tây du ký" 1986 được đánh giá là một trong những nhạc phẩm kinh điển Trung Quốc trong thế kỷ 20.

Câu chuyện đằng sau bản nhạc phim kinh điển của Tây du ký 1986. Ảnh: Xinhua
Câu chuyện đằng sau bản nhạc phim kinh điển của Tây du ký 1986. Ảnh: Xinhua
Bản nhạc huyền thoại của một tên tuổi vô danh
Trải qua gần 4 thập niên, "Vân cung tấn âm" vẫn được khán giả nhắc đến như một kiệt tác âm nhạc, làm nên sức sống cho "Tây Du Ký" 1986. Thế nhưng ít ai biết rằng, bản nhạc phim này suýt chút nữa đã không được phát hành vì quá lạ tai và nguồn gốc xuất thân không có tên tuổi.
Tác giả của "Vân cung tấn âm" là Hứa Kính Thanh. Thời điểm tham gia đoàn phim "Tây du ký" 1986, ông vẫn còn là một nhạc sĩ vô danh, không có sản phẩm âm nhạc đáng chú ý nào.
Hứa Kính Thanh sinh năm 1942, trong một gia đình nghèo khó, phải nhặt rác mưu sinh. Năm 14 tuổi, cha của Hứa Kính Thanh qua đời, cuộc sống của ông càng trắc trở.
Tuy nhiên, đói nghèo không thể ngăn cản giấc mơ âm nhạc của ông. Nhờ thành tích học tập xuất sắc, Hứa Kính Thanh đỗ vào Học viện nghệ thuật Cáp Nhĩ Tân. Sau khi tốt nghiệp, ông được phân bổ làm việc tại Trung tâm điện ảnh, truyền hình nông nghiệp Trung Quốc.
Năm 1983, đạo diễn Dương Khiết tìm người sáng tác ca khúc mở đầu cho "Tây du ký". Bà đặt ra nhiều yêu cầu khắt khe. Đó phải là bản nhạc vừa sôi động, đa dạng, vui sướng, lại vừa khiến tâm thần hưng phấn.
Dương Khiết muốn âm nhạc không bị gò bó hay giới hạn trong chừng mực nào.
Biên tập âm nhạc Vương Văn Hoa đã gửi đến nữ đạo diễn nhiều bài hát. 3 trong số đó thậm chí đã được thu âm và đến từ tay những nhạc sĩ nổi tiếng. Tuy nhiên, bà không hài lòng và yêu cầu Vương Văn Hoa tìm kiếm thêm. 
Sau khi hoàn thành tập phim "Thu nhận Trư Bát Giới", Vương Văn Hoa đưa cho Dương Khiết nghe một đoạn nhạc và hỏi ý kiến. Phần nhạc dù có thời lượng hơn một phút nhưng vừa nghe đã khiến nữ đạo diễn chú tâm. Về sau nó được đặt tên là "Hoa Quả sơn vui vẻ" và được sử dụng trong cảnh bầy khỉ chúc tụng yến tiệc ở Thủy Liêm động.
Tác giả của đoạn nhạc trên là Hứa Kính Thanh, lúc này vẫn chưa phải là một nhạc sĩ nổi tiếng. Song Dương Khiết không quá bận tâm về điều này và đã yêu cầu Hứa Kính Thanh viết thêm ca khúc chủ đề cho phim.

Nhạc sĩ Hứa Kính Thanh (thứ hai từ trái qua) chụp ảnh cùng đạo diễn Dương Khiết (áo đen), Lục Tiểu Linh Đồng (ngoài cùng bên trái) và Trì Trọng Thụy (phải). Ảnh: Xinhua
Nhạc sĩ Hứa Kính Thanh (thứ hai từ trái qua) chụp ảnh cùng đạo diễn Dương Khiết (áo đen), Lục Tiểu Linh Đồng (ngoài cùng bên trái) và Trì Trọng Thụy (phải). Ảnh: Xinhua
Sau khi nhận đề nghị, Hứa Kính Thanh mất ăn mất ngủ nhiều ngày vẫn không viết ra được nốt nhạc nào. Một hôm, vì quá mệt, ông lim dim ngủ. Lúc đó, bên ngoài, vài công nhân cầm thìa gõ lên hộp cơm ở giờ ăn trưa. Hứa Kính Thanh bừng tỉnh, bật dậy ghi lại các nốt nhạc đầu tiên.
Theo Sina, Hứa Kính Thanh là người đầu tiên sử dụng âm nhạc điện tử cho nhạc phim Trung Quốc. Ông cho rằng "Tây du ký" vốn là thần thoại, không phải phim lịch sử cũng không phải võ hiệp, từ đó xây dựng được ý tưởng cho "Vân cung tấn âm".
"Vân cung tấn âm" suýt chết yểu, về sau lại thành công ngoài mong đợi
Sau khi hoàn thành 11 tập phim, các tờ báo đồng loạt đăng tải những bài viết với đại ý đưa ra góp ý về ca khúc chủ đề của phim "Tây du ký" 1986.
Một số nhạc sĩ nổi tiếng nhận xét phần nhạc của Hứa Kính Thanh có phần hơi "tây" quá. Vừa mới bắt đầu ca khúc đã xuất hiện âm thanh của trống điện tử, như vậy là không đủ dân tộc hóa trong âm nhạc. Kiểu âm nhạc này không phù hợp với một trong "Tứ đại danh tác" cổ điển của Trung Quốc.
Theo The Paper, Dương Khiết đã đấu tranh dữ dội để giữ khúc nhạc. Bà gửi đến giám đốc đài Trung ương bức thư khá dài, hàm ý quyết tâm duy trì bản nhạc mở đầu này. 
Về sau, bản nhạc này được lưu truyền rộng rãi và đặt tên là "Vân cung tấn âm". Rất nhiều phiên bản mới được các nhạc sĩ khác làm lại, tuy nhiên vẫn không vượt qua độ phủ sóng của bản gốc.

Hứa Kính Thanh là nhạc sĩ thứ 7 gia nhập đoàn phim “Tây du ký“. Ảnh: Xinhua
Hứa Kính Thanh là nhạc sĩ thứ 7 gia nhập đoàn phim “Tây du ký“. Ảnh: Xinhua
Dù là tác giả của nhạc phẩm của một trong "Tứ đại danh tác" Trung Hoa, Hứa Kính Thanh lại không được trả thù lao xứng đáng. Năm 2016, ông tiết lộ nhận được 100.000 nhân dân tệ tiền tác quyền (khoảng 338 triệu đồng) mỗi năm.
Ngoài "Vân cung tấn âm", Hứa Kính Thành còn sáng tác thêm 13 ca khúc và hơn 100 đoạn nhạc trong "Tây du ký". Trong đó nổi tiếng là bài "Xin hỏi đường ở nơi đâu" do nhạc sĩ lão làng Diêm Túc soạn lời và ca sĩ Tưởng Đại Vy thể hiện.
Theo Diệu Huyền (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chỉ cần hai ngày, doanh thu 'Avatar 2' đã vượt mặt 'Avatar 1'

Chỉ cần hai ngày, doanh thu 'Avatar 2' đã vượt mặt 'Avatar 1'

Tính đến hiện tại, doanh thu của bom tấn Avatar: The way of water tại Việt Nam đã đạt hơn 40 tỉ đồng sau ngày công chiếu đầu tiên. Như vậy, rất có khả năng chỉ cần 2 ngày, doanh thu Avatar: The way of water sẽ vượt mốc doanh thu mà phần phim tiền nhiệm đã làm được tại thị trường Việt Nam.
3 phim Việt công bố sẽ chiếu tết 2023

3 phim Việt công bố sẽ chiếu tết 2023

Mới đây, liên tiếp 2 bộ phim Việt: Chị chị em em 2 (đạo diễn Vũ Ngọc Đãng), Siêu lừa gặp siêu lầy (đạo diễn Võ Thanh Hòa) đã có buổi họp báo công bố tham gia thị trường phim Tết Nguyên đán 2023. Trước đó, Nhà bà Nữ (đạo diễn Trấn Thành) cũng cho biết sẽ chiếu rạp từ mùng 1 Tết Quý Mão (tức ngày 22.1.2023).