Bí ấn về hòn đảo "ma" ngoài khơi thuộc vùng biển Pakistan

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một hòn đảo mới vừa xuất hiện giữa vùng biển trong xanh của Pakistan, song chẳng ai muốn tới để nghỉ dưỡng, bởi nó sẽ thoắt hiện thoắt ẩn, chỉ tồn tại vài tháng.
Nhiều ngư dân Pakistan thông báo với giới chức về sự xuất hiện của một núi lửa bùn mới trong biển Ả rập vào cuối tháng 11/2010. Vệ tinh Earth Observing - 1 của Mỹ chụp được bức ảnh về nó vào ngày 11/1/2011. Nó chưa xuất hiện khi vệ tinh này chụp ảnh biển Ả rập vào tháng 2 năm 2010, National Geographic đưa tin.
Hòn đảo bùn chưa xuất hiện trong bức ảnh vệ tinh hồi tháng 2/2010 (trái), song nó hiện ra trong bức ảnh chụp hôm 11/1/2011 (phải). Ảnh: NASA.
Hòn đảo bùn chưa xuất hiện trong bức ảnh vệ tinh hồi tháng 2/2010 (trái), song nó hiện ra trong bức ảnh chụp hôm 11/1/2011 (phải). Ảnh: NASA.
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết, những núi lửa bùn từng xuất hiện trong biển Ả rập trước đây. Phần lớn chúng tan biến trong vòng vài tháng. Trên thực tế, bức ảnh mà vệ tinh của Mỹ chụp được hôm 11/1/2011 cho thấy trầm tích đang thoát ra khỏi núi lửa bùn. Điều đó cho thấy đảo sẽ sớm tan.
Cách bờ biển khoảng ba km, núi lửa bùn ngoài khơi của Pakistan có độ cao từ 30 tới 60 m so với đáy biển - James R. Hein, một nhà khoa học của Cục Địa chất Mỹ - cho biết.
Lớp bùn trên bề mặt núi lửa tương đối lạnh song khá nhão. Hein khẳng định, rất ít núi lửa bùn nhô lên khỏi mặt nước biển.
Một núi lửa bùn trên đất liền tại Azerbaijan. Ảnh: catastrophemap.com.
Một núi lửa bùn trên đất liền tại Azerbaijan. Ảnh: catastrophemap.com.
Núi lửa bùn – có thể xuất hiện trên đất liền hoặc dưới biển – hình thành khi các tầng bùn, phù sa hoặc đất sét bị nén lên phía trên bởi hoạt động kiến tạo địa chất hoặc sự hình thành của các khí hydrocarbon.
Những núi lửa bùn tại Pakistan được tạo ra bởi hoạt động kiến tạo. Mảng địa tầng Ả rập đang chìm xuống phía dưới lục địa Âu - Á và đẩy trầm tích lên trên, tạo nên các vùng đồng bằng ven biển và những sườn dốc ở thềm lục địa.
Bên dưới các đồng bằng, quá trình chìm xuống của mảng kiến tạo Ảr ập cũng khiến đá tan chảy thành nham thạch. Nhiệt từ nham thạch làm nóng nước ngầm và các khí hydrocarbon ở phía trên. Do nước và các khí cùng ấm lên, chúng hòa tan vào nhau dễ dàng hơn và tạo thành axit. Khi nước ngầm biến thành axit, chúng hòa tan các tầng đá phía trên thành một dạng bùn. Nhờ những vết nứt dưới đáy đại dương mà bùn thoát ra với tốc độ thấp.
Phần lớn núi lửa bùn chỉ có chiều cao từ vài cm tới vài mét, song một số núi lửa trên đất liền tại Pakistan có thể vươn tới độ cao 100 mét.
Theo PV (Vnexpress/DânViệt)

Có thể bạn quan tâm