Bệnh viện Quân y 211: Chuyên môn làm trọng, y đức làm đầu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đổi mới tư duy và phong cách làm việc, mua sắm trang bị phương tiện y tế hiện đại, tổ chức bồi dưỡng, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, văn hóa ứng xử và tinh thần phục vụ với phương châm “Lấy chuyên môn làm trọng, đặt y đức làm đầu”, những năm qua, Bệnh viện Quân y 211 (Quân đoàn 3) luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ khám, điều trị, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ và người dân trên địa bàn tỉnh.
Đại tá Võ Văn Khôi-Phó Giám đốc Bệnh viện Quân y 211-cho biết: “Những năm qua, Bệnh viện Quân y 211 xác định mục tiêu chữa bệnh cứu người, chăm sóc sức khỏe cho bộ đội và nhân dân trên địa bàn là tôn chỉ, mục đích và là nhiệm vụ của người thầy thuốc. Để quân và dân tin tưởng tìm đến khám, điều trị, chúng tôi đặc biệt chú trọng việc cải tiến quy trình, thủ tục, phương pháp điều trị, cách thức tiếp cận và chăm sóc bệnh nhân nhằm giảm tâm lý lo lắng, chờ đợi, thời gian điều trị của người bệnh. Bên cạnh đó là kiên quyết nói không với hiện tượng “phong bì”; thường xuyên theo dõi thái độ, cách thức phục vụ của y-bác sĩ nhằm kịp thời điều chỉnh, xử lý khi có phản ánh sai trái…”.
 Bác sĩ Bệnh viện Quân y 211 đang cấp cứu cho bệnh nhân. Ảnh: L.Q
Bác sĩ Bệnh viện Quân y 211 đang cấp cứu cho bệnh nhân. Ảnh: L.Q
Từ năm 2018 đến nay, Bệnh viện Quân y 211 đã khám sức khỏe định kỳ cho 1.825 cán bộ, người hưởng lương của Quân đoàn 3. Ngoài ra, Bệnh viện đã cấp cứu và cứu sống gần 300 bệnh nhân bị tai nạn, tai biến và các bệnh nguy cấp; khám bệnh cho 54.615 lượt người; nhận điều trị cho 13.965 lượt bệnh nhân; tỷ lệ khỏi bệnh ra viện đạt 73,9%; số bệnh nhân trung bình đạt 388 người/ngày; tỷ lệ sử dụng giường bệnh đạt 193,9%. Đơn vị còn tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho bà con dân tộc thiểu số tại xã Bờ Ngoong (huyện Chư Sê) với 600 lượt người, trị giá tiền thuốc trên 47 triệu đồng; đến thăm, tặng quà cho các gia đình chính sách khó khăn, học sinh nghèo khó vươn lên trong học tập (trị giá gần 50 triệu đồng). 
Việc nâng cao chất lượng khám, điều trị, hướng tới sự hài lòng của bệnh nhân luôn được Bệnh viện Quân y 211 quan tâm. Tại phòng điều trị, bà HDinh (65 tuổi, dân tộc Jrai ở huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) vừa trải qua cơn “thập tử nhất sinh”, phấn khởi nói: “May mà được chuyển viện và đến nhập viện tại đây kịp thời, tôi mới thoát chết!”. Bà HDinh nhập viện trong tình trạng đột quỵ, xuất huyết não, huyết áp tụt, liệt nửa người, hôn mê sâu, môi tím đen và rơi vào trạng thái lơ mơ... Sau khi được cấp cứu, bệnh nhân đã được chuyển sang phòng chăm sóc đặc biệt và thở oxy. Chị HLúp, con gái bà HDinh, tâm sự: “Cứ một tiếng đồng hồ, các bác sĩ lại đến thăm khám, cặp nhiệt độ theo dõi và thăm hỏi, động viên. Tôi thấy đội ngũ y-bác sĩ ở đây rất trách nhiệm, thân tình như người nhà và chăm sóc bệnh nhân rất chu đáo. Lựa chọn Bệnh viện Quân y 211 để đưa mẹ mình về đây cấp cứu là một quyết định đúng đắn. Ơn này, gia đình tôi không bao giờ quên”. Còn anh Nguyễn Công Luật (thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ) bộc bạch: “Tôi bị tai nạn bất tỉnh, được người dân đưa đến đây cấp cứu trong tình trạng đa chấn thương, tụ máu não, xuất huyết, vỡ xương sọ, gãy 2 xương tay, chân; hôn mê sâu… Khi sống-chết chỉ còn trong gang tấc, tôi đã được các y-bác sĩ Bệnh viện Quân y 211 cứu sống”.
Thượng tá Đỗ Văn Nguyên-Chủ nhiệm Chính trị Bệnh viện-cho biết thêm: “Nghề y là nghề rất đặc biệt. Bệnh nhân lúc đến thường đau ốm, nhăn nhó, cộc cằn…, khi có được nụ cười vui vẻ cũng là lúc họ lành bệnh, ra về. Cái quý nhất còn đọng lại mãi là tình cảm quân dân, tình đồng đội và niềm hạnh phúc của người thầy thuốc. Mặc dù còn những khó khăn nhất định, nhưng đội ngũ y-bác sĩ đơn vị đã đoàn kết, phát huy nội lực, vươn lên làm chủ các phương tiện trang bị y tế hiện đại để điều trị bệnh cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân địa phương, đem lại sự sống cho nhiều ca bệnh hiểm nghèo, xứng đáng với niềm tin của cấp ủy, chính quyền, nhân dân địa phương và bộ đội các đơn vị đóng quân trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói riêng, các tỉnh Tây Nguyên nói chung”.
 LÊ QUANG 

Có thể bạn quan tâm

Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Đặng Phan Chung tặng quà cho bà Nguyễn Thị Sự (dân công hỏa tuyến, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện). Ảnh: Vũ Chi

Thăm, tặng quà thân nhân, chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa

(GLO)- Ngày 2-5, đoàn công tác do ông Đặng Phan Chung-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà gia đình thân nhân, chiến sĩ Điện Biên trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa.
Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

(GLO)- Trong không khí sôi động của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về thăm xã Anh hùng Ia Hrung (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Nhiều công trình dân sinh được đầu tư, những ngôi nhà mới khang trang, đường bê tông sạch sẽ... là minh chứng cho sự khởi sắc của vùng quê nghèo.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Qua đó đã giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng địa phương.
Lần đầu đến Krong

Lần đầu đến Krong

(GLO)- Cho đến thập niên 90 của thế kỷ trước, những người có mặt ở Gia Lai sau năm 1975 như chúng tôi cũng chỉ nghe nói đến căn cứ địa cách mạng Krong chứ không mấy ai vào được nơi này, bởi điều kiện giao thông và phương tiện đi lại vô cùng gian khó.
Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.