Bất ngờ với 4 món Việt trong danh sách 100 món ngon nhất châu Á

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trang thông tin được ví như bản đồ ẩm thực thế giới TasteAtlas vừa công bố bình chọn của độc giả về 100 món nhất châu Á, trong đó có 4 món Việt Nam.

Bò nhúng giấm

Là phiên bản lẩu Việt Nam được phục vụ theo phong cách cộng đồng truyền thống. Ở dạng cơ bản, món ăn bao gồm nước dùng có vị giấm, sả, hành tây…, trong khi các món ăn kèm điển hình bao gồm thịt bò thái lát mỏng và nhiều loại rau, giá đỗ, củ cải trắng, rau diếp, dưa chuột, bạc hà, húng quế, tía tô.

Ảnh: PV

Ảnh: PV

Bò kho

Món bò hầm phổ biến của Việt Nam, có thể ăn riêng hoặc ăn kèm với bánh mì và nhiều loại rau thơm. Món ăn bao gồm các nguyên liệu như thịt bò cắt cục to, cà rốt, sả, quế, ớt, tiêu, tỏi, hành tím, tất cả được ninh nhừ trong nước dùng cay nồng, thơm lừng. Ở các vùng nông thôn của Việt Nam, bò kho thường cay hơn nhiều so với thành thị.

Ảnh: TA

Ảnh: TA

Bánh mì thịt

Được làm từ nhiều loại thịt khác nhau như thịt lợn nướng, thịt ba chỉ thái lát, chả, hoặc chả lụa, cùng với dưa chuột, xốt mayonnaise, cà rốt ngâm và củ cải trắng, pa tê gan được kẹp trong một ổ bánh mì. Bánh mì thịt phổ biến khắp Việt Nam và thường được thưởng thức vào bữa sáng nhưng không bó buộc, bạn có thể ăn vào bất kỳ bữa nào trong ngày.

Ảnh: TN

Ảnh: TN

Phở

Là món ăn quốc dân, cũng là một trong những món Việt Nam được yêu thích nhất phương Tây bởi hương vị phức tạp, độc đáo và sự đơn giản thanh lịch. Dù được người phương Tây xếp vào danh sách các loại súp nhưng phở được phục vụ như món chính và hương vị của những tô phở không bao giờ giống nhau.

Ảnh: HĐ
Ảnh: HĐ

Bảng xếp hạng của TasteAtlas dựa trên ý kiến độc giả. Tính đến tháng 10, có 98.374 ý kiến xếp hạng đã được ghi nhận cho danh sách 100 món điểm cao nhất châu Á. TasteAtlas cho rằng, mục đích của xếp hạng là để quảng bá những món ăn đặc sắc của địa phương, khơi dậy niềm tự hào về những món ăn truyền thống và gợi ý về những món ăn mà du khách chưa từng thử.

Có thể bạn quan tâm

Giữ nghề để tạo dựng làng du lịch

Giữ nghề để tạo dựng làng du lịch

(GLO)- Hình thành những làng nghề truyền thống để tạo sinh kế bền vững, góp phần giữ rừng, làm du lịch là mục tiêu của Dự án đào tạo nghề đan lát, làm cung nỏ cho người Bahnar ở 3 ngôi làng Kon Jôt, Kon Nak, Kon Pơdram thuộc vùng đệm Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh.

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.