* Bài 1: Kon Ka Kinh - di sản ASEAN

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nằm ở phía Đông của tỉnh Gia Lai, Vườn Quốc gia (VQG) Kon Ka Kinh được đánh giá là một trong những VQG lớn và có giá trị bảo tồn đa dạng sinh học cao không chỉ của khu vực Tây Nguyên mà còn của cả nước. Cùng với 3 VQG khác của Việt Nam (Ba Bể, Hoàng Liên, Chư Mom Ray) và 24 VQG khác của Đông Nam Á, VQG Kon Ka Kinh được công nhận là Vườn di sản ASEAN tại Hội nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường các nước ASEAN tổ chức tại Yangon (Myanmar) vào năm 2003. Tuy nhiên, thực trạng khai thác rừng trái phép, săn bắt động vật... đang khiến VQG đối mặt với nhiều nguy cơ bị xâm hại.

 

VQG Kon Ka Kinh nơi bảo tồn rất nhiều loài động vật, thực vật, rừng đặc trưng còn khá nguyên vẹn.
VQG Kon Ka Kinh nơi bảo tồn rất nhiều loài động vật, thực vật, rừng đặc trưng còn khá nguyên vẹn.



Sự đa dạng sinh học

Nằm trong khu vực giữa Đông và Tây của dãy Trường Sơn, VQG Kon Ka Kinh thuộc địa bàn 3 huyện Mang Yang, Kbang và Đắc Đoa của tỉnh Gia Lai. Với nhiều dãy núi cao, cao nhất là đỉnh Kon Ka Kinh nằm ở 1.748m so với mực nước biển đã phân bố nên một địa hình riêng ở nơi đây. Theo đánh giá của GS.TS. Lê Vũ Khôi thì: “Càng điều tra, nghiên cứu càng phát hiện VQG Kon Ka Kinh đang bảo tồn rất nhiều loài động vật, thực vật, rừng đặc trưng còn khá nguyên vẹn. Đặc biệt ở đây còn lưu giữ được hơn 2.000ha rừng hỗn giao rừng cây lá rộng với rừng cây lá kim đặc trưng với nhiều loài cây có giá trị quý và hiếm như pơ mu, chò đỏ, kim giao. Đây là khu rừng đặc dụng duy nhất ở Việt Nam có kiểu rừng hỗn giao này”.

Chính từ những yếu tố đặc biệt đó, thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây những loài động, thực vật đặc hữu của vùng và của riêng nơi này. Đến nay, qua nghiên cứu, khảo sát của các nhà khoa học và phía VQG Kon Ka Kinh đã ghi nhận nơi đây có một hệ thực vật rất đa dạng và phong phú. Với 1.022 loài thực vật bậc cao, trong đó có tới 22 loài có ghi trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 và Sách Đỏ thế giới năm 2010. Hệ động vật rừng của VQG Kon Ka Kinh cũng rất đa dạng với 556 loài, trong đó có tới 16 loài đặc hữu, 47 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 và Sách Đỏ thế giới năm 2010. Theo các nhà nghiên cứu, với một hệ động thực vật đa dạng và phong phú, hệ sinh thái đặc trưng, VQG Kon Ka Kinh là nơi bảo tồn mẫu chuẩn hệ sinh thái và là kho lưu trữ vô giá các loài động thực vật quý hiếm của vùng Tây Nguyên.


 

Vẻ đẹp của loài voọc chà vá chân xám, loài linh trưởng đặc hữu của Việt Nam được ghi lại tại VQG Kon Ka Kinh.         Ảnh: Nguyễn Ái Tâm/FZS
Vẻ đẹp của loài voọc chà vá chân xám, loài linh trưởng đặc hữu của Việt Nam được ghi lại tại VQG Kon Ka Kinh. Ảnh: Nguyễn Ái Tâm/FZS


Khi nhắc đến VQG Kon Ka Kinh người ta nhắc đến khướu Kon Ka Kinh, đây là loài chim mới được phát hiện lần đầu tiên ở đây và trở thành loài đặc hữu của Việt Nam. Không chỉ làm mê hoặc những nhà nghiên cứu mà loài chim này trở thành biểu tượng của VQG Kon Ka Kinh. Không chỉ thế, theo ghi nhận của các nhà khoa học, nơi đây còn là “ngôi nhà” của nhiều loại động vật quý hiếm và đặc hữu như: vượn đen má hung Bắc, voọc chà vá chân xám, mang Trường Sơn và Mang lớn; khu hệ chim ở VQG Kon Ka Kinh là một phần của vùng chim đặc hữu Bắc Tây Nguyên ở độ cao từ 1.000-1.700m và đã ghi nhận 3 loài đặc hữu cho Việt Nam như: khướu Kon Ka Kinh, khướu đầu đen, khưới mỏ dài và 4 loài đặc hữu cho Việt Nam và Lào, gồm: khưới đầu xám, trèo cây mỏ vàng, gà lôi vằn và thầy chùa đít đỏ; khu hệ bò sát VQG Kon Ka Kinh có 4 loài đặc hữu cho vùng và cho Việt Nam, trong đó: thằn lằn Buôn Lưới là loài đặc hữu cho vùng Nam Trường Sơn (Lào), 3 loài đặc hữu cho Việt Nam: thằn lằn đuôi đỏ, chàng Sapa, ếch gai sần.

Ngoài những loài mới phát hiện và những loài có giá trị đặc hữu nêu trên, hệ động vật rừng VQG Kon Ka Kinh còn có 26 loài thú, 9 loài chim và 12 loài lưỡng cư bò sát quý hiếm, có giá trị bảo tồn nguồn gen và nghiên cứu khoa học, được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam và thế giới.


 

Vẻ đẹp của loài ô rô Natalia tại VQG Kon Ka Kinh
Vẻ đẹp của loài ô rô Natalia tại VQG Kon Ka Kinh
 
Vẻ đẹp của những loài hoa tại VQG Kon Ka Kinh
Vẻ đẹp của những loài hoa tại VQG Kon Ka Kinh

Di sản đối mặt với những thách thức

Mới đây UBND tỉnh Gia Lai đưa VQG Kon Ka Kinh vào bản đồ du lịch Gia Lai - vấn đề gần như bị bỏ ngỏ trong nhiều năm qua với nhiều lý do khác nhau. Khó khăn chồng chất khó khăn nên dù Ban Giám đốc VQG Kon Ka Kinh cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng các tuyến, tour tham quan rừng nhưng vì còn nhiều khó khăn trong cơ sở hạ tầng khiến du khách chưa mặn mà đến đây. Bên cạnh đó, hầu như các tuyến, tour vẫn đơn điệu, chủ yếu lội rừng hòa mình vào thiên nhiên chứ chưa có những dịch vụ giải trí đi kèm. Thế nên, tiềm năng vẫn còn đang bỏ ngỏ.

Có thể thấy, dù được công nhận là Vườn Di sản ASEAN nhưng lâu nay ít ai biết đến VQG Kon Ka Kinh có hệ động thực vật đa dạng và phong phú như thế nào, ngoài các nhà khoa học. Chính các nhà khoa học cũng đánh giá khu vực này vẫn còn khá mới mẻ, nhiều tiềm năng về đa dạng sinh học chưa được biết đến. Ngoài những công trình nghiên cứu về hệ động thực vật ở đây chỉ đếm trên đầu ngón tay thì Di sản ASEAN này vẫn còn chứa nhiều bí ẩn chưa được khám phá. Chính những người làm công tác nghiên cứu, bảo tồn, quản lý tại vườn đều đánh giá những kết quả nghiên cứu trên là chưa thực sự tương xứng với tiềm năng về đa dạng sinh học của vườn.

Mới đây, đích thân ông Dương Văn Trang - Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Gia Lai đã có chuyến khảo sát ở khu vực vườn, mắc võng ngủ giữa những cánh rừng già cùng đoàn khảo sát để tìm những giải pháp biến VQG Kon Ka Kinh trở thành điểm sáng trong loại hình du lịch sinh thái của khu vực Tây Nguyên và của cả nước. Đồng thời, cũng nhiều giải pháp được đưa ra nhằm vừa khai thác được tiềm năng vừa đảm bảo được nguồn đa dạng sinh học tại đây. Tuy nhiên, tiềm năng đa dạng là thế nhưng vẫn còn nhiều vấn đề được đặt ra khi vẫn còn tình trạng con người xâm hại đến hệ thực vật, động vật ở đây. Điều đó đặt ra những thách thức trong công tác quản lý, bảo vệ nơi được đánh giá là khu vực ưu tiên bảo vệ đa dạng sinh học không chỉ của Việt Nam mà của khu vực ASEAN.

Theo cadn

Có thể bạn quan tâm

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.