6 nguyên nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày nay, những thói quen xấu trong sinh hoạt của người trẻ là nguyên nhân làm cho bệnh đột quỵ gia tăng ở độ tuổi này.
Mất ngủ và căng thẳng kéo dài
Theo thống kê của các nhà khoa học Mỹ, những người ngủ ít hơn 5 giờ mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ cao hơn so với những người ngủ đủ từ 7-8 tiếng/ngày.
Bởi, mất ngủ kéo dài thường gây ra nhiều tác động xấu tới sức khỏe như suy nhược cơ thể, xơ vữa mạch máu, tăng huyết áp... Đây là những yếu tố quan trọng làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Thói quen hút thuốc lá

Hút thuốc lá là thói quen làm tăng nguy cơ mắc bệnh đột quỵ ở người trẻ tuổi. Đồ họa: Hồng Nhật
Hút thuốc lá là thói quen làm tăng nguy cơ mắc bệnh đột quỵ ở người trẻ tuổi. Đồ họa: Hồng Nhật
Thuốc lá chứa khoảng 7.000 chất độc hóa học như formaldehyde, carbon monoxide,... Những chất độc này sau khi hấp thụ vào phổi sẽ được vận chuyển vào máu để làm thay đổi và phá hủy các tế bào trong cơ thể. Những sự thay đổi này sẽ làm tổn thương mạch máu não, vỡ xơ và gây ra tình trạng đột quỵ.
Sử dụng rượu bia
Hiện nay, nhiều người trẻ có thói quen sử dụng các đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia. Những loại đồ uống này thường không tốt cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như mỡ máu, huyết áp, ảnh hưởng thần kinh, xơ vữa động mạch, thiếu máu lên não, đặc biệt là bệnh lý chảy máu não ở người trẻ tuổi.
Thừa cân, béo phì và lười vận động
Sử dụng đồ ăn nhanh và chế độ sinh hoạt không lành mạnh là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng béo phì ở người trẻ tuổi. Theo các nghiên cứu tại Mỹ cho thấy khoảng 10% các bệnh nhân đột quỵ trẻ tuổi thừa cân (chỉ số khối cơ thể BMI >30).
Bên cạnh đó, người trẻ không vận động có nguy cơ đột quỵ tăng 20% so với người vận động và tập luyện thể dục thể thao 4 lần/ tuần.
Rối loạn chuyển hóa mỡ máu

Thói quen ăn uống không lành mạnh gây tác hại xấu tới sức khỏe. Đồ họa: Hồng Nhật
Thói quen ăn uống không lành mạnh gây tác hại xấu tới sức khỏe. Đồ họa: Hồng Nhật
Rối loạn chuyển hóa mỡ máu chiếm khoảng từ 50-60% bệnh nhân bị nhồi máu não ở độ tuổi còn trẻ và có sự khác biệt giữa nam và nữ.
Người trẻ tuổi với thói quen ăn uống có hại sức khỏe, đặc biệt là ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng khả năng rối loạn chuyển hóa mỡ máu và sớm đối diện với các bệnh lý mạch máu lớn như đột quỵ, tim mạch,...
Không lắng nghe cơ thể
Nhiều người trẻ nghĩ đột quỵ chỉ xảy ra ở độ tuổi trên 60 tuổi, tuy nhiên với sự trẻ hóa của các bệnh lý nền như cao huyết áp, tiểu đường cùng thói quen chủ quan không khám sức khỏe định kỳ, là nguyên nhân dẫn tới tình trạng đột quỵ gia tăng ở người trẻ tuổi.
Do đó, việc xây dựng thói quen ăn uống, lối sinh hoạt lành mạnh và thăm khám sức khỏe định kỳ là yếu tố quan trọng trong việc hạn chế đột quỵ ở người trẻ.
HỒNG NHẬT (T/H/LĐO)

Có thể bạn quan tâm