28 tỉnh, thành phố đã phê duyệt chương trình phát triển đô thị

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo Bộ Xây dựng, sau 4 năm triển khai thực hiện Nghị định số 11/2013/NĐ-CP, công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch đã đạt được kết quả tích cực, từng bước bảo đảm sự phát triển đô thị hài hòa, bền vững.
 

Ảnh internet
Ảnh internet

Các địa phương đã rà soát, điều chỉnh, bổ sung các loại quy hoạch xây dựng, xây dựng chương trình phát triển đô thị, thành lập khu vực phát triển đô thị và các ban quản lý..., tạo cơ sở thu hút đầu tư, tập trung nguồn lực phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật.

Đến nay, đã có 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh, 23 tỉnh đang tiến hành lập mới hoặc điều chỉnh chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh; các địa phương đã thành lập 13 khu vực phát triển đô thị và đang hình thành 12 khu vực phát triển đô thị khác.

Cùng đó, quy trình kiểm soát dự án đầu tư phát triển đô thị thống nhất thông qua thủ tục chấp thuận đầu tư nhằm kiểm soát các dự án phát triển theo quy hoạch và kế hoạch cũng được xây dựng.

Việc phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch đã từng bước tạo nên những khu đô thị hoàn chỉnh về hạ tầng kỹ thuật, bảo đảm kết nối; đồng thời việc đầu tư xây dựng công trình công cộng, cây xanh cảnh quan, cung cấp dịch vụ đô thị cũng được chính quyền các địa phương và chủ đầu tư quan tâm thực hiện, tạo động lực thu hút đầu tư và góp phần tích cực phát triển kinh tế-xã hội.

Tuy nhiên, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý phát triển đô thị chưa thống nhất, phân tán, chưa đồng bộ, thiếu ổn định và chưa điều chỉnh toàn diện các vấn đề từ thực tiễn.

Bởi vậy, công tác quy hoạch đô thị được điều chỉnh theo Luật Quy hoạch đô thị đã cơ bản hoàn thiện thể chế về quy hoạch, định hướng cho hoạt động quản lý phát triển đô thị, nhưng các chế tài hướng dẫn triển khai tổ chức, quản lý thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch tại từng đô thị còn thiếu và yếu.

Các quy định tổ chức triển khai thực hiện định hướng phát triển hệ thống đô thị quốc gia, cơ chế phối hợp phát triển giữa các đô thị trong vùng nằm rải rác, phân tán tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật và chưa hiệu quả.

Do đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới của Bộ Xây dựng vẫn là hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý phát triển đô thị cũng như đầu tư xây dựng.

Hiện nay, Bộ Xây dựng tiếp tục triển khai các công tác phục vụ xây dựng Luật Kiến trúc; hoàn thiện báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình triển khai các đoàn kiểm tra liên ngành về công tác quản lý quy hoạch đô thị, nhất là việc quy hoạch, cấp phép xây dựng các khu đô thị mới, khu chung cư cao tầng.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Bùng binh ngã ba Diệp Kính trước đây là vị trí đặt cột mốc Pleiku 0 km. Ảnh: H.N

Dấu ấn đô thị Pleiku nhìn từ cột mốc số 0

(GLO)- Nhiều người cho rằng khi nhà thơ Vũ Hữu Định viết về phố núi “đi dăm phút đã về chốn cũ” là ông lấy cột mốc Pleiku 0 km (cột mốc số 0) làm điểm khởi đầu. Vậy cột mốc này nằm ở vị trí nào, vì sao đến nay không còn xuất hiện trên bản đồ dù nó vẫn “sống” trong ký ức nhiều người?

Quảng Ninh sẽ có thành phố thứ 6

Quảng Ninh sẽ có thành phố thứ 6

Theo quy hoạch, Quảng Yên sẽ trở thành thành phố thứ 6 của Quảng Ninh vào năm 2025. Hiện Quảng Ninh có 5 thành phố gồm: Hạ Long, Uông Bí, Đông Triều, Cẩm Phả, Móng Cái, trong đó TP Đông Triều được thành lập vào cuối năm 2024.

Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 19: Nhiều bất cập cần xử lý trước khi bàn giao đưa vào sử dụng

Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 19: Nhiều bất cập cần xử lý trước khi bàn giao đưa vào sử dụng

(GLO)- Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (cải tạo, nâng cấp quốc lộ 19 đoạn qua địa bàn tỉnh Gia Lai) về cơ bản đã hoàn thành và chuẩn bị bàn giao đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, đoạn tuyến qua địa bàn huyện Đak Đoa vẫn còn nhiều điểm bất cập chưa được xử lý triệt để.