Chuối: Ăn chuối chưa chín hẳn có thể gây táo bón, vì chuối chưa chín chứa nhiều tinh bột khó tiêu hóa. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng có thể bị táo bón nếu ăn nhiều chuối.
Kẹo cao su: Nuốt kẹo su có thể làm tắc ống tiêu hóa và gây táo bón. Tốt nhất không nên để trẻ dưới 5 tuổi nhai kẹo cao su, vì các bé rất dễ nuốt luôn kẹo khi hết vị ngọt.
Thực phẩm chứa gluten: Gluten là một dạng protein có trong lúa mạch. Một số người đặc biệt mẫn cảm với chất này. Nếu bạn thấy tiêu hóa của mình chậm đi hay thường xuyên bị táo bón, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn về dị ứng gluten.
Gạo trắng: Gạo trắng có thể gây táo bón, còn gạo nâu lại giúp làm dịu táo bón. Xét tổng thể, gạo nâu được cho là tốt cho sức khỏe hơn gạo trắng. Thay gạo trắng bằng gạo nâu giúp cải thiện tiêu hóa và chữa táo bón.
Hồng ngâm: Hồng ngâm có thể gây táo bón nếu ăn khi chưa chín hẳn. Quả hồng ngâm càng chín, càng ngọt thì càng dễ tiêu hóa.
Thịt đỏ: Thịt đỏ có thể gây táo bón do chứa rất nhiều sắt và còn có thể kích thích dạ dày theo nhiều cách khác. Thịt lợn và thịt bò chứa nhiều chất béo, do đó mất nhiều thời gian hơn để đi qua ống tiêu hóa.
Bánh mì trắng: Giống như gạo trắng, bánh mì trắng gây táo bón do chứa nhiều tinh bột. Thay vì bánh mì trắng, hãy chọn những thực phẩm lành mạnh như ngũ cốc nguyên hạt.
Rượu bia: Uống quá nhiều rượu bia có thể gây nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Thậm chí dù uống với lượng vừa phải, rượu bia cũng có thể gây táo bón. Để tránh tình trạng này, hãy uống nước xen kẽ với rượu bia để tránh mất nước.
Sô-cô-la: Sô-cô-la chứa nhiều chất béo, do đó nó mất rất nhiều thời gian để đi qua ống tiêu hóa. Bạn nên ăn sô-cô-la với lượng vừa phải để bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa.
Các sản phẩm từ sữa: Sữa, phô mai và sữa chua là những nguồn canxi và vitamin tuyệt vời. Tuy nhiên, ăn quá nhiều các món này có thể làm chậm tiêu hóa. Lactose có trong các sản phẩm từ sữa còn có thể gây đầy hơi.
Thức ăn nhanh: Các món ăn nhanh chứa rất nhiều chất béo và rất ít chất xơ. Hãy tự làm bánh kẹp tại nhà, sử dụng thịt gà thay vì thịt bò làm nhân để giảm bớt các thành phần gây táo bón. Khoai tây chiên tự làm cũng ít gây táo bón hơn.
Thức uống chứa caffeine: Cà phê và các thức uống chứa caffeine khác có tính lợi tiểu, do đó nếu uống quá nhiều có thể gây mất nước, dẫn đến táo bón.
Đường: Bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều đường. Bánh kẹo chứa ít chất xơ và nhiều chất béo gây táo bón nghiêm trọng.
(GLO)- Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, phổ biến ở trẻ em. Nguồn lây từ người sang người chủ yếu qua đường hô hấp. Bệnh có thể phát triển thành dịch trong cộng đồng…
Đậu phộng được sử dụng phối hợp cùng một số nguyên liệu như táo tàu, hạt sen, mật ong... để chữa bệnh suy nhược (làm việc quá sức), lao lực, làm dịu các cơn ho, đau dạ dày...
Giảm cholesterol, có khả năng làm hạ đường huyết, bảo vệ gan, hỗ trợ giảm cân… Nhưng vài năm gần đây, một số nam giới lại kiêng dùng giảo cổ lam vì lo ngại sức mạnh 'chốn phòng the' bị giảm sút.
Gừng, một loại gia vị nổi tiếng trong ẩm thực và y học cổ truyền, có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Gừng chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu và hoạt chất sinh học mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe.
Húng quế được coi là loại rau gia vị sử dụng phổ biến trong các món ăn thường ngày, đây còn được ví như "thần dược" bởi lợi ích tuyệt vời với sức khỏe.
Huyết áp cao không được điều trị có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đau tim, đột quỵ hay bệnh thận. Muốn kiểm soát huyết áp thì chế độ ăn uống rất quan trọng.
Cơ quan chức năng huyện Tu Mơ Rông vừa phát hiện một trường hợp vào xã Đăk Hà bán các loại thuốc đông y không có chứng chỉ hành nghề, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của thuốc cho người dân.
Nhân trần được rất nhiều người sử dụng như một loại nước uống giải khát hàng ngày. Tuy nhiên, thực tế thì nhân trần tính mát nên có nhiều trường hợp cần lưu ý khi sử dụng.