11 đặc điểm trẻ là thiên tài mà bố mẹ có thể bỏ qua

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Trẻ viết chữ xấu, không thích tuân theo các quy tắc ở trường có thể là dấu hiệu của một tài năng xuất chúng.
Các nhà khoa học cho rằng điểm IQ cao không có nghĩa một người là thiên tài và chẳng thể đánh giá trí thông minh của trẻ với một bài kiểm tra. Tuy nhiên có một số dấu hiệu cho thấy con bạn có tiềm năng trở thành nghệ sĩ tài năng, doanh nhân nổi tiếng, nhà chính trị kiệt xuất... Dưới đây là một số đặc điểm của những thiên tài tương lai, theo Bright Side:
Trẻ hình dung và vẽ lại
 
Đứa trẻ thiên tài là một nhà thu thập thông tin. Chúng nhớ mọi thứ mình thấy. Sau khi đi thăm nơi nào đó, bé có thể vẽ lại chi tiết mà không cần nhìn ảnh. Các nhà khoa học gọi hiện tượng này là "trí nhớ chụp hình". Chỉ 2-10% trẻ sở hữu khả năng này. Điều này hiếm xảy ra ở người lớn hơn. 
Leonardo da Vinci và Galileo Galilei thuộc trường hợp này. Họ vẽ ra các sơ đồ, biểu đồ để thể hiện các suy nghĩ của mình. 
Trẻ không cố hoàn hảo
Trẻ thiên tài thường chọn một lĩnh vực kiến thức và say mê tìm hiểu nếu thích. Cái gì không thích, trẻ chẳng để ý chút nào. Nếu con bạn là nhà toán học tương lai, bé có thể không mấy quan tâm tới ngôn ngữ.
Viết xấu cũng là một đặc điểm khác của trẻ thiên tài. Lý do là trẻ viết rất nhanh, cố bắt kịp các suy nghĩ của mình. Ngoài ra, trẻ này không muốn tuân theo các quy tắc ở trường.
 
Trẻ hay lơ đễnh
Trẻ thông minh có thể mải mê với những ý tưởng của mình mà chẳng để tâm tới lời cha mẹ. Trẻ cũng là người giỏi kể chuyện và có trí tưởng tượng bay bổng thường khiến bố mẹ và giáo viên kinh ngạc. 
Trẻ dễ buồn chán ở trường và tìm cách tự giải khuây. Bố mẹ chỉ cần giải thích với trẻ rằng đi học là việc quan trọng để kiểm soát hành vi này. 
Trẻ biết nói nhanh
Trẻ nói nhanh vì có vốn từ rộng. Một đứa trẻ trung bình bắt đầu nói khi 2 tuổi. Trẻ thiên tài 2 tuổi thường có thể nói cả các cụm từ phức tạp.
Trong một số trường hợp hiếm, trẻ lại biết nói chậm hơn. Các nhà khoa học cho rằng những trẻ này mắc Hội chứng Einstein. Người ta cho rằng tới khi lên 7 tuổi, Albert Einstein vẫn chẳng mấy khi giao tiếp với mọi người. Nhà vật lý Richard Feynman, nhà toán học Julia Robinson và nhiều người xuất chúng khác cũng biết nói muộn.
Trẻ dành nhiều thời gian bên người lớn
Các trẻ bình thường cảm thấy ngại ngùng khi trò chuyện với người lớn nhưng trẻ thiên tài lại thích điều này. Trẻ thường kết bạn với những người nhiều tuổi hơn. Tuy nhiên, dù là thần đồng thì trẻ cũng cần giao tiếp với bạn bè cùng tuổi. Các nhà tâm lý cảnh báo với phụ huynh rằng trẻ thông minh có thể cảm thấy cô đơn.
Trẻ ưa hoạt động
Trẻ biết nói và đi sớm hơn so với các bé khác. Một số người nghĩ trẻ thông minh ghét các trò thể thao và thích ở nhà đọc sách hơn. Đây là một hiểu sai. Các nhà khoa học khẳng định trẻ thiên tài luôn muốn hoạt động, không thích ở yên. Đó là cách để trẻ khám phá thế giới. 
Trẻ thích các hoạt động giúp phát triển các kỹ năng vận động tinh
Các cha mẹ có con tuổi lên 2 chập chững nên nhớ điều này: Nếu con bạn thích xâu vòng, bé có thể sẽ thành thiên tài. Các kỹ năng vận động tinh góp phần phát triển trí thông minh vượt trội. Các giáo viên cho rằng những trẻ thích các chi tiết nhỏ sẽ viết và nói tốt hơn. Đừng quên giám sát khi con chơi với những vật bé xíu. 
Trẻ có khiếu hài hước
Khả năng đùa vui và hiểu những câu chuyện đùa của người khác có liên quan tới tư duy trừu tượng tốt. Những trẻ này sẽ có nhiều bạn. Nhưng có một sắc thái khác: Đôi khi người ta giấu những căng thẳng và nỗi đau đằng sau tâm trạng vui đùa.

 
Trẻ có bố mẹ tốt
Các nhà tâm lý đã phát hiện ra rằng, bố mẹ lý tưởng của một đứa trẻ thiên tài là:
- Có trình độ giáo dục cao và khá giàu có.
- Bố điềm tĩnh và không độc đoán.
- Mẹ thông minh. Các nghiên cứu cho thấy trẻ thừa hưởng trí thông minh từ mẹ. 
Trẻ nhạy cảm và dễ xúc động
Những trẻ này thường rất sáng tạo. Nhưng hệ thần kinh của trẻ thường bị quá tải khi nạp cả núi thông tin. Các bác sĩ cảnh báo: Ngay cả khi con bạn cư xử như người lớn, chúng vẫn là những đứa trẻ dễ tổn thương và cần được bảo vệ.
Trẻ hoà đồng
Nhiều người nói trẻ thông minh thường ít hoà đồng. Nhưng có một khái niệm gọi là "trí thông minh xã hội". Đó là trẻ có khả năng xây dựng các mối quan hệ với mọi người xung quanh.
Các nhà khoa học cũng nhấn mạnh trí thông minh cảm xúc, khả năng ghi nhận và kiểm soát các cảm xúc của chính mình và người khác. Những trẻ này sẽ trở thành các nhà quản lý, chính trị gia và chuyên gia marketing giỏi.
Vương Linh (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
'Dân số vàng' và nhân lực trẻ

'Dân số vàng' và nhân lực trẻ

Trong báo cáo đánh giá tác động dự án Luật Dân số đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế cho biết dự luật sẽ không quy định số con đối với mỗi cặp vợ chồng mà trao quyền quyết định cho mỗi gia đình, gắn với trách nhiệm chăm sóc và nuôi dạy con tốt.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.