Hàng trăm người đặt tiền,chờ mua loại nấm đắt nhất thế giới về VN

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Loại nấm Matsutake hay còn gọi là Tùng nhung được xem là loại nấm có giá đắt đỏ nhất thế giới đang “cháy hàng” tại Việt Nam dù giá bán của chúng lên tới 10-30 triệu đồng/kg tùy thời điểm.


Cầm trên tay khay nấm có khoảng độ chục cây, chị Đào Thu Phượng ở Khu đô thị Ciputra (Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội) khoe: “Nấm Tùng nhung – vua của các loài nấm, tôi phải đặt mua đúng nửa tháng mới có với giá 4,5 triệu đồng/khay nấm 250gram này mà chưa bao gồm giá chuyển máy bay từ Sài Gòn ra Hà Nội”.

Chị Phương cho biết, nấm Tùng nhung này được là vua của các loài nấm vì chỉ khai thác được trong tự nhiên chứ chưa thể trồng nhân tạo được. Đặc biệt, chúng chỉ sinh trưởng trên rễ của cây thông còn sống và xuất hiện vào mùa thu hàng năm tại cánh rừng thông nên loại nấm này rất quý hiếm.

“Dịp này nấm đang vào mùa nên giá giảm xuống chỉ còn 18 triệu đồng/kg, còn riêng đầu mùa và cuối mùa, tôi phải đặt mua với giá khoảng 25 triệu đồng/kg”. Chị nói và cho biết, nấm Tùng nhung có mùi vị rất đặc thù, thịt dày và béo, ăn giòn, ngọt thanh cùng hương thơm thoang thoảng quyến rũ.


 

Nấm Tùng nhung, loại nấm quý hiếm và có giá đắt đỏ bậc nhất trên thế giới
Nấm Tùng nhung, loại nấm quý hiếm và có giá đắt đỏ bậc nhất trên thế giới



Nấm tùng nhung có thể chế biến thành nhiều món khác nhau, nhưng muốn giữ được hương vị tự nhiên của chúng thì chị thường làm sạch nấm rồi đem nướng bằng than hoa tới cho nấm xém vàng, tứa nước tỏa mùi thơm ra, ăn sẽ chuẩn vị. Ngoài ra, có thể áp chảo với thịt bò Mỹ hay nấu súp cũng rất thơm ngon.

Tuy nhiên, theo chị Phương, loại nấm này đặt mua khá khó khăn vì ở Việt Nam ít người bán. Mỗi lần ăn chị phải đặt trước từ 10-15 ngày tại một cửa hàng ở Sài Gòn và được chuyển ra Hà Nội bằng máy bay. Chưa kể, nếu không phải mùa thì chỉ mua được nấm khô, còn nấm tươi có tiền cũng không mua nổi.

Trao đổi với PV. VietNamNet, anh Đinh Văn Tuấn, một đầu mối chuyên phân phối nấm Tùng Nhung ở quận Bình Thạnh (TP. HCM) thừa nhận, dù có giá siêu đắt đỏ nhưng nấm Tùng nhung vẫn luôn trong tình trạng “cháy hàng” do cung không đủ cầu.


 

 Tại Việt Nam nấm Tùng nhung tươi được bán với dao động từ 18-30 triệu đồng tùy thời điểm
Tại Việt Nam nấm Tùng nhung tươi được bán với dao động từ 18-30 triệu đồng tùy thời điểm



Anh Tuấn cho biết, đây là loại nấm có giá gần như đắt đỏ nhất trên thế giới. Chúng được biết đến nhiều ở Nhật Bản và các quốc gia khác ở châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Bhutan… Tại những quốc gia này, nấm Tùng nhung thường xem là loại nấm quý hiếm được dùng để làm quà biếu tặng.

Nấm này chỉ có vào mùa thu, khoảng từ tháng 8 đến tháng 10 dương lịch. ở đất nước Bhutan, nấm tùng nhu đang vào mùa thu hoạch và đặc biệt đang có mùa Festival nấm Matsutake nên giá cũng hạ hơn dịp đầu mùa. Theo đó, giá nấm này đang được anh bán với giá 18 triệu đồng/kg, còn những thời điểm hàng hiếm giá lên tới 30 triệu đồng/kg.

Nấm Tùng nhung có đặc điểm nón nấm màu nâu, thân nấm màu trắng. Một cân nấm tươi size trung bình loại anh đang bán được khoảng 40 cây, size lớn lượng cây sẽ ít hơn.

Anh Tuấn cũng tiết lộ, nấm Tùng nhung tươi anh đang là nấm nhập từ Bhutan bằng đường xách tay, mỗi lần chỉ về được từ 5-10kg nấm nên các khách phải đặt mua trước ít nhất 10 ngày, thậm chí có khách chỉ vì muốn ăn nấm tươi mà đặt trước cả năm trời.

Ông Lê Minh, một đầu mối bán nấm Tùng Nhung khác ở Hà Nội cũng cho biết, nấm Tùng nhung tươi hiện giá dao động từ 20-30 triệu đồng/kg, còn nấm tùng nhung tươi ngâm rượu có giá 12 triệu đồng/bình 5 lít (có 6 cây nấm).

Nấm này thuộc loại siêu hiếm, mùa nấm lại ngắn nên gần một tuần nay tôi đã chốt đơn không nhận thêm khách nữa. Bởi, lượng khách đặt nên tới cả 200 người, trong khi nấm nhập được về từ nay đến hết mua chưa chắc đã trả hết số đơn hàng nợ khách đã đặt trước đó.

Ghi nhận của PV, trên thị trường hiện nay có 2 loại nấm Tùng nhung là nấm tươi và nấm khô. Nấm Tùng nhung khô hàng khá dồi dào, khách mua lúc nào cũng có với giá từ 35-40 triệu đồng/kg tùy loại. Các đầu mối phân phối cũng cho biết, loại nấm khô này được các nhà hàng hạng sang hay khách sạn 5 sau đặt mua nhiều về để chế biến thành các món ăn cho khách. Riêng với loại nấm tươi, giá rất đắt đỏ và khách bắt buộc phải đặt trước mới có hàng.

Bảo Phương (Vietnamnet)

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.