"Người lính" giữ rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngoài việc giao khoán cho các nhóm hộ, cộng đồng dân cư thôn, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Hà Ra còn sử dụng một lực lượng đặc biệt khác tham gia quản lý, bảo vệ rừng. Họ nguyên là những người lính tinh nhuệ ở nhiều đơn vị khác nhau, sau khi giải ngũ trở về họ tiếp tục đem phần sức lực còn lại để cống hiến. Từ năm 2014 đến nay, trên 280 ha rừng tự nhiên mà Chi hội Cựu chiến binh thôn Phú Danh (xã Hà Ra, huyện Mang Yang) nhận khoán đã không mất dù chỉ một cây gỗ.

Bản lĩnh người lính

Cái khó nhất trong công tác giữ rừng nhận khoán hiện nay là vấn đề sức khỏe, hơn 80% hội viên cựu chiến binh thôn Phú Danh có tuổi đời từ 50 trở lên. Ảnh: M.N
Cái khó nhất trong công tác giữ rừng nhận khoán hiện nay là vấn đề sức khỏe, hơn 80% hội viên Chi hội cựu chiến binh thôn Phú Danh có tuổi đời từ 50 trở lên. Ảnh: M.N
Năm 2014, chiến sĩ Lương Thành Đô (Trung đoàn 7, Quân đoàn 3) xuất ngũ trở về địa phương. Vẫn còn giữ trong mình ít nhiều “chất lính”, ông đứng ra đề nghị với Quản lý Rừng Phòng hộ Hà Ra cho Chi hội được nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng để lấy kinh phí hoạt động cho Chi hội cựu và gầy dựng lại các phong trào. Cựu chiến binh Thái Văn Cường-Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh thôn Phú Danh, nhớ lại: “Lúc ấy, chính anh Đô (đã mất năm 2016) đã đứng ra vận động anh em bộ đội xuất ngũ tham gia vào tổ nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng. Không đơn giản như mọi người nghĩ, bởi phần đông đời sống anh em còn khó khăn, họ phải lo toan cho cuộc sống gia đình trong khi thu nhập từ việc nhận khoán rừng không đáng bao nhiêu, chủ yếu là lấy công góp quỹ cho Chi hội. Tuy nhiên, được sự động viên, giải thích cặn kẽ của anh Đô, dần dần rồi anh em hội viên cũng hiểu ra và hăng hái tham gia. Đến nay, đã có 27 hội viên của Chi hội tham gia công tác giữ rừng”-ông Cường cho biết.
Theo ông Cường, cái khó nhất trong công tác giữ rừng nhận khoán hiện nay là vấn đề sức khỏe của các anh em hội viên. Có hơn 80% hội viên có tuổi đời từ 50 trở lên, trong khi đó việc giữ rừng lại cần có sức khỏe, bởi từ thôn Phú Danh đến nơi rừng nhận khoán đi xe máy từ sáng đến trưa mới đến. Từ đây, họ lại tiếp tục trèo đèo, lội suối kiểm tra từng khu vực rừng mà Chi hội đã nhận khoán quản lý, bảo vệ. Do vậy, thông thường mỗi chuyến đi kéo dài từ 3-4 ngày. Mỗi khi “hành quân”, các anh phải cõng theo gạo, thực phẩm, đến bữa thì dừng chân, nấu cơm ăn. Tối thì mắc võng ngủ trên cây, hoặc tìm hang đá trú ẩn... Cứ như vậy, các tổ (3 đến 4 người) thay nhau đi tuần đến khi nào hết khu vực rừng nhận khoán mới trở về, đôi khi kết hợp với cán bộ của Ban Quản lý những khi có nghi vấn rừng bị xâm hại.
Cựu chiến binh Lê Văn Thắng (nguyên chiến sỹ Trung đoàn 7-Quân đoàn 3), vui vẻ: "Nhiều lúc đi tuần tra rừng mà cứ nghĩ như đang đi hành quân giống như thời còn trong quân ngũ. Mà thấy cũng giống vậy thật: Cũng ba lô trên lưng với lương thực thực phẩm, cũng xuyên rừng, dựng bạt nằm võng đu đưa ngắm trăng sao dưới tán rừng”. Cựu chiến binh Nguyễn Thành Duy-nguyên là Chuyên viên kỹ thuật của Ban Quản lý mới nghỉ hưu vừa tròn tháng cũng tranh thủ cướp lời: “Bản lĩnh của người lính được rèn giũa nhiều năm trong môi trường quân đội đã giúp chúng tôi vượt qua được những khó khăn, mặc dù sức đã không còn đủ khỏe nữa. Tình đồng đội, đồng chí càng gắn chặt hơn qua những ngày ăn rừng, ngủ rẫy hoặc nhiều đêm ngồi co ro dưới cơn mưa rừng”.

Quyết tâm giữ rừng

Mỗi chuyến tuần tra rừng thường kéo dài từ 3-4 ngày, các anh phải cõng theo thực phẩm, đến bữa thì dừng chân, nấu cơm ăn.
Mỗi chuyến tuần tra rừng thường kéo dài từ 3-4 ngày, các anh phải cõng theo gạo, thực phẩm, đến bữa thì dừng chân nấu cơm ăn, tối thì mắc võng ngủ trên cây. Ảnh: M.N
Xuất ngũ về địa phương (thôn Phú Danh, xã Hà Ra), đời sống kinh tế của gia đình cựu chiến binh Phạm Đình Dũng gặp không ít khó khăn. Không có đất sản xuất, anh đã phá rừng lấy đất làm rẫy, trồng lúa, trồng khoai. Thậm chí, có lần anh còn bị cán bộ Ban quản lý rừng rượt đuổi vì lén khai thác gỗ trái phép. Thế nhưng, từ khi Chi hội nhận khoán, anh được phân công trực tiếp tham gia vào tổ quản lý, bảo vệ rừng. Cũng từ đó, anh thường xuyên đi rừng hơn nhưng giờ là với trò là Phó Chi hội trưởng làm nhiệm vụ bảo vệ rừng. "Được anh em giải thích, rồi ngày ngày đi tuần tra, gìn giữ từng cây gỗ, mét vuông rừng mới thấy hành động sai trái của mình trước đây, thấy rừng của mình quý biết bao"-anh Dũng trò chuyện. Còn với cựu chiến binh Lê Văn Thắng thì "giữ rừng là niềm vui", bởi ngoài việc giữ không cho kẻ xấu xâm hại đến tài nguyên rừng, anh như tìm lại được những tháng ngày gian khó mà hào hùng trong quân ngũ.
Chi hội trưởng Thái Văn Cường cho biết: Khi nhận nhiệm vụ giữ rừng, Chi hội đã họp bàn, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng hội viên, anh em trong Chi hội ai cũng hứa quyết tâm quản lý tốt diện tích rừng nhận khoán, không để xảy ra mất rừng hoặc cháy rừng. Tuy sức khỏe không còn nhiều, diện tích rừng nhận khoán lại rộng, địa hình nhiều đồi dốc nhưng với bản lĩnh của người lính, quyết tâm giữ rừng đã giúp các anh vượt lên mọi khó khăn. "Không ít lần chúng tôi gặp những đối tượng phá rừng trái phép, mặc dù bị các đối tượng này phản ứng, nhưng anh em vẫn ôn hòa và kiên nhẫn giải thích, động viên họ không được phá rừng..."-ông Cường tâm sự. 
Ông Nguyễn Văn Chín-Trưởng Ban Quản lý Rừng Phòng hộ Hà Ra: Hiện có 6.373 ha rừng (trong tổng số 13.890 ha diện tích tự nhiên) được giao cho 357 cá nhân, nhóm hộ và cộng đồng dân cư quản lý, bảo vệ. Trong đó, Chi hội Cựu chiến binh thôn Phú Danh nhận khoán trên 280 ha rừng. Từ năm 2014 đến nay, diện tích giao khoán này chưa lần nào xảy ra trường hợp bị mất rừng hoặc cháy rừng. "Tôi cho đây là một mô hình hiệu quả tốt, cần được nhân rộng"-ông Chín khẳng định
Cũng theo ông Cường, với hơn 280 ha rừng nhận khoán, mỗi năm Chi hội nhận được hơn 56 triệu đồng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng. Số tiền này dùng vào việc mua sắm võng bạt, thực phẩm, xăng xe và tiền công cho mỗi chuyến tuần rừng của anh em. Còn thừa bao nhiêu, tất cả anh em đều tự nguyện thống nhất nhập vào quỹ của Chi hội. "Tuy đời sống của anh em còn nhiều khó khăn nhưng mọi người vẫn tự nguyện nhập số tiến thừa vào quỹ hoạt động của Chi hội. Ngoài việc đóng góp Quỹ nghĩa tình đồng đội, hoạt động hội, số tiền trên còn dùng để thăm hỏi động viên những gia đình hội viên lúc hiếu hỷ, gặp khó khăn và trích một phần giúp đỡ các cháu học sinh trong thôn vượt khó học tập...". 
Phát huy truyền thống, bản lĩnh của anh bộ đội Cụ Hồ, các hội viên Chi hội Cựu chiến binh thôn Phú Danh đã góp sức giữ cho những cánh rừng mãi xanh. Đặc biệt hơn, các cựu chiến binh đều có tuổi trong gia đình, đây cũng là lực lượng nòng cốt trong việc tuyên truyền, vận động ngay chính gia đình mình, con cháu và họ hàng thân thuộc cùng tham gia bảo vệ rừng một cách hiệu quả.
Minh Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.