Năm 12 liên tiếp Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩu điều

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), trong 10 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu nhân điều tăng cả về số lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2016.
 

Ngành điều Việt Nam tiếp tục duy trì thị phần trên 50% tổng giá trị xuất khẩu nhân điều toàn cầu.
Ngành điều Việt Nam tiếp tục duy trì thị phần trên 50% tổng giá trị xuất khẩu nhân điều toàn cầu.

Cụ thể, xuất khẩu nhân điều đạt 294.000 tấn và 2,98 tỷ USD, tăng 0,4% về số lượng và tăng 25,6% về trị giá so với 10 tháng đầu năm 2016. Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam chiếm thị phần lần lượt là 35%, 25% và 15% tổng giá trị xuất khẩu hạt điều.

Theo kế hoạch xuất khẩu của Hiệp hội điều Việt Nam (VINACAS), trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, cả năm 2017 toàn ngành phấn đấu xuất khẩu đạt số lượng 330.000 tấn điều nhân các loại với kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm điều trên 3,3 tỷ USD (trong đó xuất khẩu nhân điều là 3,0 tỷ USD) - cao nhất từ trước đến nay.

Với kết quả đạt được trong 10 tháng năm 2017, ngành điều Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì thị phần trên 50% tổng giá trị xuất khẩu nhân điều toàn cầu (khoảng 5,5 tỷ USD). Năm 2017 cũng là năm thứ 12 liên tiếp ngành điều Việt Nam giữ vị trí số 1 thế giới về chế biến, xuất khẩu nhân điều.

Năm 2017 cũng là năm đánh dấu 27 năm trưởng thành và phát triển của ngành điều Việt Nam. Những kết quả sản xuất kinh doanh điều thời gian qua cho thấy cố gắng rất lớn của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu hạt điều, nhất là trong bối cảnh còn gặp rất nhiều khó khăn, thử thách.

Năm 2018, VINACAS sẽ tiếp tục đồng hành cùng nông dân và doanh nghiệp, khuyến khích sản xuất xanh và sạch hơn, chế biến sâu, phát triển thị trường nội địa và hỗ trợ xuất khẩu để đưa giá trị thương mại của toàn ngành lên khoảng 3,5 - 3,7 tỷ USD.

Trước đó, năm 2016, các doanh nghiệp ngành điều Việt Nam chế biến được 1,5 triệu tấn điều thô, xuất khẩu được trên 348.000 tấn điều nhân, với kim ngạch xuất khẩu đạt 3,1 tỷ USD, bao gồm 2,84 tỷ USD điều nhân, còn lại là các sản phẩm phụ của điều.

Giá trị xuất khẩu điều đứng vị trí thứ hai trong nhóm 5 mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam gồm có cà phê, điều, rau quả, lúa gạo, hạt tiêu. 2016 là năm thứ 11 liên tiếp (kể từ năm 2006), ngành điều Việt Nam giữ vị trí hàng đầu thế giới về xuất khẩu điều nhân. Năm 2016, Việt Nam chiếm trên 50% lượng điều thô chế biến và trên 60% lượng điều nhân xuất khẩu toàn cầu.

Nguyễn Quỳnh/VOV.VN

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

(GLO)- Để đảm bảo cung ứng điện trong thời điểm nắng nóng kéo dài, ngành Điện Gia Lai đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đồng thời kêu gọi khách hàng thực hành tiết kiệm và sử dụng điện an toàn, hiệu quả.
Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.