Kiểm tra tình hình quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản tại Chư Sê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 14-4, Đoàn giám sát do Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì đã có buổi làm việc với UBND huyện Chư Sê về tình hình quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản từ tháng 7-2011 đến nay.
 

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc với các ban ngành của huyện Chư Sê. Ảnh: M.N
Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc với các ban ngành của huyện Chư Sê. Ảnh: M.N

Đoàn giám sát đã đến kiểm tra thực tế tại 3 doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản tại xã H’Bông và Ia Pal. Theo báo cáo, huyện Chư Sê hiện hiện có 13 doanh nghiệp được cấp phép hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản với tổng diện tích là trên 92,4 ha. Các loại khoáng sản được cấp phép khai thác chủ yếu gồm: đá vôi, đá bazan trụ, bazan khối, đá bazan làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn. Trong đó, xã Hbông có 8 doanh nghiệp; xã Ia Tiêm 2 doanh nghiệp; BarMaih có 1 doanh nghiệp; xã Ia Pal 2 doanh nghiệp.

Qua kiểm tra thực tế, hầu hết các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn huyện ở quy mô nhỏ, hiệu quả kinh tế chưa cao; có nhiều bất cập liên quan đến an ninh, trật tự -xã hội; ô nhiễm môi trường; gây thất thoát tài nguyên khoáng sản…

 

Giám sát thực thế tại một đơn vị khai thác đá trên địa bàn xã H’Bông. Ảnh: M.N
Giám sát thực thế tại một đơn vị khai thác đá trên địa bàn xã H’Bông. Ảnh: M.N

Theo đánh giá của UBND huyện Chư Sê, một số xã còn buông lỏng quản lý, chưa quan tâm đến công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn. Do vậy, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép vẫn còn diễn ra. Qua công tác thanh kiểm tra, UBND huyện đã  xử phạt 10 vụ; tham mưu UBND tỉnh xử phạt 1 cá nhân khai thác khoáng sản trái phép với tổng số tiền phạt trên 721 triệu đồng, tịch thu tang vật hơn 2.811 m3 đá các loại và 510 m3 cát xây dựng.
 

Nhiều doanh nghiệp cho rằng hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện đang gặp nhiều khó khăn. Ảnh: M.N
Nhiều doanh nghiệp cho rằng hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện đang gặp nhiều khó khăn. Ảnh: M.N

Tại buổi làm việc, Đoàn giám sát HĐND tỉnh đã ghi nhận nhiều kiến nghị của địa phương và doanh nghiệp xung quanh một số vấn đề như: Cần có quy định cụ thể đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản phải có trách nhiệm đầu tư kinh phí để xây dựng đường giao thông nông thôn, trường học hoặc các công trình phúc lợi công cộng khác; ủy quyền cho cấp huyện cấp phép những mỏ đá nhỏ lẻ. Công ty cổ phần xi măng Gia Lai đề xuất không nộp khoảng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (hiện hơn 4 tỷ đồng) do đơn vị đã dừng hoạt động từ 2015 đến nay; Công ty TNHH một thành viên Phúc Tín đề nghị làm thủ tục trả lại mỏ đá vì hoạt động khai thác không hiệu quả…

Minh Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính công của UBND TP. Pleiku. Ảnh Hà Duy

Công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(GLO)- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Trương Hải Long vừa ký ban hành Quyết định số 164/QĐ-UBND công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.
“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

(GLO)- 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt 83.783 tấn, trị giá 353 triệu USD, giảm 18,3% về lượng nhưng tăng 11,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Song, giá hồ tiêu của Việt Nam xếp chót bảng so với nhiều nước.