Cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sự chậm trễ thể hiện rõ khi tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản toàn tỉnh đến đầu tháng 4-2014 chỉ đạt tỷ lệ 5,22% kế hoạch (gần 74,1 tỷ đồng/1.420,8 tỷ đồng). Khối lượng thực hiện xấp xỉ 86,3 tỷ đồng, tức chỉ đạt trên 6,1% kế hoạch. Nguyên nhân chủ yếu là bởi các dự án lớn (trên 15 tỷ đồng) đều phải được các cơ quan chuyên ngành thẩm tra hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, sau đó mới được duyệt kế hoạch đầu tư.
 

 Khẩn trương thi công hoàn thành quốc lộ 14. Ảnh:Hà Duy
Khẩn trương thi công hoàn thành quốc lộ 14. Ảnh: Hà Duy

Theo kế hoạch năm 2014, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản là gần 1.420,8 tỷ đồng, với vốn đầu tư phát triển là 1.282,22 tỷ đồng (vốn cân đối ngân sách địa phương gần 663 tỷ đồng, vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu khoảng 431 tỷ đồng, vốn trái phiếu Chính phủ 53 tỷ đồng và vốn chương trình mục tiêu quốc gia gần 135 tỷ đồng); vốn nước ngoài gần 139 tỷ đồng. Số vốn này bố trí cho 73 công trình. Hiện có 27 công trình đang lập kế hoạch đấu thầu, 17 công trình đã phê duyệt kế hoạch đấu thầu và 29 công trình đang trong quá trình thi công. Tính đến đầu tháng 4-2014, khối lượng thực hiện xấp xỉ 86,25 tỷ đồng, đạt 6,07%; tỷ lệ giải ngân ước khoảng gần 74,1 tỷ đồng, đạt 5,22% kế hoạch. Nhìn con số báo cáo trên có thể thấy, tiến độ xây dựng cơ bản đang quá chậm.

Thực tế cho thấy, công tác kiểm soát thiết kế của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hết sức mờ nhạt. Tại giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thiết kế cơ sở là thành phần của dự án đầu tư xây dựng chỉ cần có sự tham gia ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước (khoản 6 Điều 10 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12-2-2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng). Các bước thiết kế tiếp theo (thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công) đều do chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt (khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi 38/2009/QH12). Trong khi đó, chủ đầu tư theo luật định là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình. Do không có đủ điều kiện để tổ chức thẩm định thiết kế nên thường chủ đầu tư đã phó thác cho tư vấn thẩm tra thiết kế. Hiên nay, một số tổ chức tư vấn thẩm tra thiết kế không có đủ điều kiện năng lực theo quy định nên chất lượng thẩm tra thiết kế không cao. Riêng đối với các công trình xây dựng bằng vốn ngân sách cũng chưa được kiểm soát chặt chẽ bằng các quy phạm pháp luật từ khâu khảo sát, thiết kế, lập dự toán, do vậy đã gây nên những sai sót, lãng phí và thất thoát lớn trong chi phí đầu tư xây dựng.

 

Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy

Bởi những lý do trên mà Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 6-2-2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng đã quy định việc thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng đối với các công trình được quy định tại khoản 1 Điều 21. Mục đích việc thẩm tra thiết kế là nhằm bảo đảm an toàn cho cộng đồng đối với các công trình được đầu tư bằng mọi nguồn vốn và phát hiện những sai sót, lãng phí và thất thoát lớn đối với các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Bởi vậy, hiện tại, có tới 27 dự án đang chậm tiến độ, trong đó có 19 dự án thuộc nguồn vốn ngân sách trung ương, 6 dự án từ nguồn ngân sách địa phương và 1 dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia.

Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ bản, thiết nghĩ các chủ đầu tư cần thực hiện nghiêm túc các điều kiện năng lực trong hoạt động xây dựng để lựa chọn nhà thầu đủ năng lực; đồng thời yêu cầu các đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công phải có báo cáo năng lực và công khai thông tin năng lực của đơn vị mình. Bên cạnh đó, đẩy nhanh tiến độ triển khai và giải ngân hết các nguồn vốn như chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ có mục tiêu được Trung ương cho phép kéo dài thời gian thanh toán trong kế hoạch năm 2014. Tập trung hoàn thành các thủ tục, tích cực làm việc với các bộ, ngành để bổ sung các nguồn vốn thực hiện dự án. Đồng thời kịp thời phân bổ vốn, triển khai thực hiện và giải ngân các nguồn vốn cho các công trình, dự án quan trọng, cấp bách.

Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

(GLO)- Để đảm bảo cung ứng điện trong thời điểm nắng nóng kéo dài, ngành Điện Gia Lai đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đồng thời kêu gọi khách hàng thực hành tiết kiệm và sử dụng điện an toàn, hiệu quả.
Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.