"Cán bộ phải biết lo cho dân"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong những chuyến công tác cơ sở với mật độ khá dày suốt năm 2017 và những ngày đầu năm 2018, các đồng chí trong Thường trực Tỉnh ủy đã đưa ra rất nhiều chỉ đạo sâu sát, kịp thời, thể hiện sự quan tâm chăm lo đến đời sống của nhân dân, nhất là các gia đình chính sách, hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Đây chính là minh chứng sống động, ý nghĩa cho thông điệp: “Cán bộ phải biết lo cho dân” mà Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang đã nhiều lần nhắn gửi đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh.

Chia sẻ khó khăn với người dân

 

Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm gia đình ông Rmah Miu (làng Ia Bia, xã Ia Le, huyện Chư Pưh) trong chuyến làm việc tại đây ngày 11-12-2017.                                                                Ảnh: Quang Tấn
Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm gia đình ông Rmah Miu (làng Ia Bia, xã Ia Le, huyện Chư Pưh) trong chuyến làm việc tại đây ngày 11-12-2017. Ảnh: Quang Tấn

Cuối tháng 11-2017, Báo Gia Lai đăng bài viết phản ánh nỗi bức xúc của người dân làng tái định cư Ia Bia (xã Ia Le, huyện Chư Pưh) về việc gần 10 năm không được sản xuất trên diện tích đất mà họ được cấp sổ đỏ vì tranh chấp, dẫn đến cuộc sống rất khó khăn. Chỉ hơn một tuần sau, vào ngày 11-12-2017, Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang cùng đoàn công tác của tỉnh đã trực tiếp có mặt tại ngôi làng này để kiểm tra thực tế và tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho dân làng.

Sau khi nắm bắt thông tin từ người dân, Bí thư Tỉnh ủy đã yêu cầu huyện và các phòng, ban liên quan cùng xã Ia Le phải kiểm điểm trách nhiệm về việc chưa có đất nhưng lại cấp sổ đỏ cho các hộ dân. Đồng thời, giao huyện Chư Pưh trong tháng 3-2018 phải hỗ trợ đất cho các hộ dân xâm chiếm và giao đất cho các hộ dân làng Ia Bia để sản xuất. Bên cạnh đó, Bí thư Tỉnh ủy cũng giao địa phương ngay trong quý I-2018 phải giải quyết vấn đề nước sinh hoạt cho người dân nơi đây.

Trước đó, vào đầu tháng 11-2017, do ảnh hưởng cơn bão số 12, nhiều địa phương trong tỉnh như: An Khê, Kbang, Mang Yang, Đak Pơ, Kông Chro, Krông Pa, Chư Pưh… bị ảnh hưởng nặng nề về nhà cửa, cây cối, công trình giao thông. Ngay sau khi bão tan, trong ngày 7 và 8-11, Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang đã dẫn đầu đoàn công tác của tỉnh kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Krông Pa và Kông Chro. Sau khi trực tiếp đến các làng: H’Ôn, Kliết, Krăc (xã Đak Song, huyện Kông Chro), buôn Ma Long, Ma Nhe A (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa) kiểm tra tình hình thực tế, động viên các gia đình bị thiệt hại, Bí thư Tỉnh ủy đã chỉ đạo chính quyền 2 huyện tập trung khắc phục hậu quả mưa bão, giúp những hộ dân bị thiệt hại nhanh chóng ổn định nơi ở, ổn định sản xuất. Sự có mặt động viên kịp thời của Bí thư Tỉnh ủy đã khiến người dân các địa phương chịu ảnh hưởng cơn bão số 12 rất vui mừng và xúc động.

Cũng trong chuyến đi này, Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với những khó khăn của người dân vùng khó Krông Pa và Kông Chro. Tại xã Đất Bằng, khi ghé thăm gia đình ông Kpă Sưk (buôn Ma Nhe A), xót xa trước hoàn cảnh gia đình 4 người phải ở trong 1 căn chòi tranh chỉ khoảng 6 m2 dựng tạm trên đất mượn, Bí thư Tỉnh ủy đã chỉ đạo Huyện ủy, UBND huyện Krông Pa lo chuẩn bị đất cho gia đình ông Sưk, tỉnh sẽ hỗ trợ gia đình ông 50 triệu đồng để làm nhà. Còn tại xã Đak Song, trong khi đi kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả mưa bão, phát hiện hệ thống nước tự chảy ở các làng của xã hầu hết đã hư hỏng, Bí thư Tỉnh ủy đã yêu cầu các ngành liên quan của tỉnh phối hợp với huyện Kông Chro nghiên cứu nguồn vốn để khôi phục các công trình này, giúp bà con có nguồn nước sạch để sinh hoạt.

 

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành trao quà cho các hộ nghèo làng Đak Boong và Hrak (xã Đak Djrăng, huyện Mang Yang).                                                                                                       Ảnh: K.N.B
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành trao quà cho các hộ nghèo làng Đak Boong và Hrak (xã Đak Djrăng, huyện Mang Yang). Ảnh: internet

Quan tâm giúp người dân thoát nghèo

Gia Lai là tỉnh còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với mặt bằng chung của cả nước. Chính vì vậy, công tác giảm nghèo luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo tỉnh. Ngoài việc chú trọng triển khai các chương trình, chính sách hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, suốt từ đầu nhiệm kỳ 2015-2020 đến nay, các đồng chí trong Thường trực Tỉnh ủy còn thường xuyên xuống các xã, thôn, làng đặc biệt khó khăn để nắm bắt tình hình, từ đó đưa ra những chỉ đạo sát thực tế cho các sở, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương tìm hướng giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững.

Chỉ riêng trong năm 2017, Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang đã có hàng chục chuyến làm việc với hệ thống chính trị các xã vùng khó như: Ia Piơr (huyện Chư Prông), Kon Chiêng (huyện Mang Yang), Tú An (thị xã An Khê), Krong (huyện Kbang), Ia Kreng (huyện Chư Pah) hay các làng: Tung Keh (xã Ia Hla, huyện Chư Pưh), Bi Ya (xã Pờ Tó, huyện Ia Pa)… Còn Phó Bí thư Tỉnh ủy Châu Ngọc Tuấn trong năm 2017 cũng đã đến làm việc với các xã: Hà Đông (huyện Đak Đoa), Hà Tây, Chư Đăng Ya (huyện Chư Pah), Chư A Thai (huyện Phú thiện), Ia Chía (huyện Ia Grai)… Ngay cả trong những ngày cuối năm 2017 bộn bề công việc, Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang và Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành vẫn dành 2 ngày vượt núi để đến làm việc với hệ thống chính trị làng Pờ Yầu (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang).

 

Tại buổi làm việc với lãnh đạo xã Ia Piơr (huyện Chư Prông) ngày 20-9-2017, Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang nhấn mạnh: “Đội ngũ cán bộ của xã phải biết lo cho dân, lo cho cộng đồng, không được lãnh đạo, chỉ đạo mang tính chung chung, chỉ nói thôi không làm!”.

Làm việc với lãnh đạo huyện Chư Pah sáng 5-1-2018, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành khẳng định: “Thà ít cán bộ mà tinh còn hơn nhiều cán bộ mà không làm được việc, thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu chủ động tham mưu, giải quyết công việc được giao”.

Trong những chuyến làm việc trên, bên cạnh việc chỉ đạo các làng, xã quan tâm xây dựng, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tăng cường các biện pháp quản lý bảo vệ rừng… các đồng chí trong Thường trực Tỉnh luôn đặc biệt chú trọng yêu cầu hệ thống chính trị cơ sở nỗ lực triển khai công tác giảm nghèo. Theo đó, cán bộ cơ sở phải gần dân, tích cực hướng dẫn người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, vay vốn phát triển sản xuất, xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả… để vươn lên thoát nghèo bền vững. Nhờ sự chỉ đạo sát sao, kịp thời này, công tác giảm nghèo của tỉnh đã đạt nhiều kết quả tích cực. Đến cuối năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn 13,34%, giảm 3,21% so với cuối năm 2016.

Chưa hài lòng với kết quả đó, đầu năm 2018, trong chuyến làm việc với lãnh đạo các huyện Đức Cơ, Chư Pah, Phú Thiện, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành đã chỉ đạo các địa phương này phải chú trọng tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo, qua đó kéo giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn. Sau đó, tại hội nghị tổng kết công tác giảm nghèo bền vững năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các ngành, địa phương phải huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, đồng thời quyết liệt triển khai chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, phấn đấu đến cuối năm không còn hộ nghèo khó khăn về nhà ở.

Vĩnh Phúc

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.