Phiên chợ Chiến khu xưa: Nhớ một thời ký ức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Dịp kỷ niệm 42 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam-thống nhất đất nước 30-4, từ ngày 27-4 đến 2-5, tại quán Nhà Tôi (TP. Pleiku) diễn ra phiên chợ Chiến khu xưa. Sự kiện này do Ban liên lạc những người kháng chiến tỉnh Gia Lai phối hợp với quán Nhà Tôi tổ chức với sự tài trợ của một số doanh nghiệp trên địa bàn TP. Pleiku. Phiên chợ sẽ phục dựng 42 món ăn ở rừng, ở nhiều vùng miền chiến khu xưa hứa hẹn làm nên một phiên chợ ẩm thực đặc sắc.

Phong phú ẩm thực chiến khu xưa

Ý tưởng về phiên chợ này được ông Đoàn Minh Phụng-Phó ban Liên  lạc những người kháng chiến tỉnh Gia Lai ấp ủ từ khá lâu nhưng mãi đến nay mới có điều kiện tổ chức. Ông cho biết: “Ý tưởng thì đã có từ lâu nhưng ngày trước còn vướng bận công việc nhà nước giờ về hưu mới có thời gian toàn tâm toàn ý cho việc tổ chức phiên chợ này...”.

 

Mọi công tác chuẩn bị cho phiên chợ Chiến khu xưa đang được hoàn tất.                    Ảnh: Đ.T
Mọi công tác chuẩn bị cho phiên chợ Chiến khu xưa đang được hoàn tất. Ảnh: Đ.T

Phiên chợ Chiến khu xưa nhắc nhớ một thời gian khó, ăn uống tuy kham khổ nhưng ai cũng hừng hực nhiệt huyết trong công cuộc kháng chiến cứu nước và cũng để lớp trẻ ngày nay không quên công lao các thế hệ đã hy sinh vì nền độc lập của dân tộc. Thông qua đây, cũng nhằm phục dựng nhiều món ăn tuy dân dã nhưng đặc sắc của núi rừng.

Trong thực đơn 42 món ăn được phục dựng trong phiên chợ, nhiều món chỉ cần đọc tên thôi ai cũng muốn một lần được nếm thử. “Cái thuở ở rừng, mùa nào thức ấy, đến mùa măng le, mùa bắp, bí đỏ..., mấy chị nuôi của chỗ mình ở, từ mấy thứ nguyên liệu nói trên đã chế biến những món ăn vừa ngon, lại bổ, đến nỗi bọn trai trẻ chúng mình, có đứa tăng đến 3, 4 cân chỉ trong vòng mấy tháng. Các loài cây họ tre trúc ở ta không thiếu, biết biến nó thành sản phẩm hàng hóa hiệu quả kinh tế cao, cho măng hàng năm là điều không khó, sao không làm? Trong phiên chợ Chiến khu xưa sẽ có những món đặc biệt ở chiến khu xưa được tái hiện, trong đó có món thực phẩm từ măng le”-ông Đoàn Minh Phụng hào hứng chia sẻ.   

Một việc làm đậm tính nhân văn

Chưa diễn ra, nhưng xét về ý tưởng, phiên chợ Chiến khu xưa đã thành công về tính nhân văn. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn khi biết tin về việc tổ chức phiên chợ này đã hết sức ủng hộ bằng nhiều hình thức. Họ là con cháu của những cựu chiến binh xưa mong muốn có một nơi để cha mẹ mình gặp lại đồng đội, để hàn huyên tâm sự, nhắc nhớ ký ức, để lại được điểm danh xem ai còn ai mất… và để lại được nếm cái vị ngày xưa ấy của rừng.  

Ông Quỳnh Hội-Chủ quán Nhà Tôi bộc bạch: “Khi được đặt vấn đề, tôi đồng ý ngay bởi đây là việc làm hết sức ý nghĩa. Từ lúc nhận lời đến khi diễn ra phiên chợ chỉ hơn 20 ngày rất gấp rút nên chúng tôi phải làm hết sức mình, tăng tốc, nỗ lực trong khâu chuẩn bị mọi mặt”. Cũng theo ông Quỳnh Hội, vấn đề nan giải nhất là làm sao tìm kiếm các nguyên liệu đúng chất ở rừng như các loại rau rừng, măng le… Ông phải nhờ người địa phương đến tận các vùng giáp ranh với Lào hái mang về. Chính vì vậy mà tính ra 1 kg măng le đội giá lên hơn 180.000 đồng. Không chỉ vậy, để cho giống chiến khu xưa, ông còn sưu tầm, thu thập những vật dụng quen thuộc dùng để chế biến món ăn ở rừng và tìm hiểu cặn kẽ công thức chế biến món ăn từ các anh chị nuôi có kinh nghiệm và nhờ họ ăn thử để góp ý. Nhiều đoàn cựu chiến binh các tỉnh bạn nghe tin cũng về đây tham quan, thưởng thức trước các món và nhiều người trong số họ đã bật khóc vì ký ức chợt ùa về khiến cảm xúc không thể kìm nén…

Trước khi phiên chợ diễn ra, quán Nhà Tôi đã tiếp đón nhiều cựu chiến binh trong tỉnh cũng như các tỉnh thành khác đến tham quan, thưởng thức. Bà Nguyễn Thị Kim Oanh-cựu chiến binh phường Hoa Lư, người đã mua ủng hộ 300 phiếu ăn trong phiên chợ Chiến khu xưa (10.000 đồng/phiếu) chia sẻ: “Tôi đã ra Nhà Tôi, mọi người đang khẩn trương chuẩn bị cho sự kiện quan trọng. Những phiếu ăn nho nhỏ, xinh xinh một mặt ghi mệnh giá 10.000 đồng, một mặt ghi 500 gram tự nhiên lại nhớ đến ngày xưa quá. Cảm ơn Ban tổ chức đã giúp cho mọi người được sống lại những ngày tháng xưa”.

Như Nguyện

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.