Lịch sử là cốt lõi văn hóa dân tộc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- “Ở cấp Tiểu học, việc tích hợp là hoàn toàn đúng về phương diện khoa học và tâm lý học sinh, nhưng đến cấp THCS và THPT mà môn Lịch sử vẫn tích hợp với môn khác là không có cơ sở khoa học và trên thực tế là xóa bỏ môn Lịch sử trong nền giáo dục phổ thông. Môn Lịch sử đã được khẳng định là môn khoa học thì phải đối xử với nó như là một môn khoa học.

Chương trình tích hợp như Bộ dự thảo sẽ làm cho lớp trẻ sau này chỉ biết lờ mờ về những thành tựu dựng nước và giữ nước của tổ tiên chúng ta, từ đó sẽ khó tự hào và kế thừa những truyền thống hào hùng của dân tộc ”-đó là ý kiến của Tiến sĩ Sử học Nguyễn Văn Chiến-nguyên Phó Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo xung quanh vấn đề tích hợp môn Lịch sử vào bộ môn “Khoa học xã hội” ở bậc THCS và “Công dân với Tổ quốc” ở bậc THPT trong chương trình sách giáo khoa mới do Bộ Giáo dục-Đào tạo đề ra.

 

Một tiết học Lịch sử ở Trường THPT Anh Hùng Núp (huyện Kbang). Ảnh: Phương Linh
Một tiết học Lịch sử ở Trường THPT Anh Hùng Núp (huyện Kbang). Ảnh: Phương Linh

Cùng với quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Chiến hết sức đồng tình với quyết định của Quốc hội khi giữ lại môn Lịch sử là một môn học độc lập. Ông cho rằng đây là một quyết định sáng suốt, kịp thời và hợp lòng dân, thể hiện được tầm nhìn xa trông rộng.

Về phía những giáo viên đang giảng dạy môn Lịch sử trong các trường phổ thông, đa số thầy cô cũng thống nhất và vui mừng trước việc môn học này được giữ là môn học độc lập. Là một trong những giáo viên hết sức quan tâm và thường xuyên theo dõi vấn đề gây tranh cãi tích hợp hay không tích hợp môn Lịch sử, Thạc sĩ Sử học Ngô Trọng Hiệu-giáo viên Trường THPT Lê Lợi (TP. Pleiku) cho rằng: “Nếu tích hợp môn Lịch sử với những môn học khác thì như một sự ép duyên rất đáng tiếc. Lịch sử cần đứng độc lập với những kiến thức chuyên sâu bởi nó gắn liền với văn hóa truyền thống của dân tộc, với sự phát triển của đất nước. Không chỉ là môn học độc lập mà Lịch sử nên là môn học bắt buộc chứ không phải là môn tự chọn”.

Theo nhận định của thầy Ngô Trọng Hiệu thì ngày càng nhiều học sinh quay lưng lại với môn Lịch sử nên nếu tích hợp bộ môn này với các bộ môn khác thì nguy cơ môn Lịch sử bị xóa sổ là rất dễ xảy ra. Còn nếu Lịch sử là môn học độc lập nhưng là môn tự chọn thì cũng sẽ có rất nhiều học sinh không chọn học bộ môn này. Hiện nay, việc dạy môn Lịch sử đã được đổi mới nhiều về cách dạy và cách học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh như học nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề và rút ra nhận định. Chấm dứt tình trạng thầy đọc trò chép và học thuộc lòng, học vẹt nhưng bộ môn này vẫn không thu hút được học sinh. “Một trong những nguyên nhân khiến học sinh tỏ ra ghét bỏ môn Lịch sử là vì kiến thức trong sách giáo khoa quá nặng nề, nhiều số liệu, mốc thời gian không cần thiết cũng bắt học sinh phải ghi nhớ. Ngoài ra, kiến thức môn Lịch sử hiện nay đang coi trọng về tính chính trị mà ít quan tâm đến yếu tố khoa học trong tính tổng thể và toàn diện”-thầy Ngô Trọng Hiệu trao đổi thêm.

Tìm hiểu về phản ứng của các em học sinh trước vấn đề này, chúng tôi nhận được rất nhiều ý kiến. Đa số các em theo học khối tự nhiên tỏ ra không quan tâm đến việc môn Lịch sử được tích hợp với các môn học khác hay được giữ lại là môn học độc lập bởi dù thế nào, các em cũng coi môn Lịch sử chỉ là môn học phụ. Còn với những học sinh theo học khối xã hội và yêu thích môn Lịch sử thì tỏ rõ mong muốn môn học này là một môn học độc lập. “Nếu môn Lịch sử được tích hợp cùng với môn Giáo dục công dân và An ninh quốc phòng để thành bộ môn Công dân với Tổ quốc thì lượng kiến thức lịch sử sẽ bị thu hẹp lại, không được chuyên sâu như khi nó đứng độc lập. Điều đó sẽ gây khó khăn cho những học sinh theo học bộ môn này. Dù hiện nay, kiến thức môn Lịch sử trong sách giáo khóa khá nặng nề, khó học nhưng em vẫn thích nó là một môn học độc lập mang tên Lịch sử”-em Nguyễn Thị Thanh Tiền (lớp 12A2 Trường THPT Lương Thế Vinh, thị trấn Kbang, huyện Kbang) bày tỏ.

Nguyễn Giang

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.