Bài cuối: Ai đã tiếp tay cho lâm tặc?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hàng trăm mét khối gỗ được tuồn ra khỏi rừng bằng con đường độc đạo xuyên qua khu dân nhưng các cơ quan chức năng vẫn làm ngơ. Liệu rằng có một sự móc ngoặc nào khiến những cánh rừng nguyên sinh ở Hà Tây (huyện Chư Pah) vẫn từng ngày bị “rút ruột”?

Chủ gỗ là… giáo viên?

Theo những người dân có mặt tại hiện trường kể lại, ngay sau vụ bắt gỗ, một người đàn ông tên Aboy-hiện đang là giáo viên của Trường Tiểu học xã Hà Tây đã đứng ra để thương lượng với dân làng. Aboy nói: “Dân làng thả cho xe gỗ đi rồi mình sẽ cho dân làng 5 triệu đồng”. Thế nhưng, với người làng Kon Sơ Lăl, điều họ cần là những cánh rừng cao xanh rợp trời chứ không phải là tiền-thứ chỉ để tiêu xài trong ngày một ngày hai. Dân làng cương quyết lắc đầu trước đề nghị nghe có phần hấp dẫn của Aboy. Với người dân làng Kon Sơ Lăl, Aboy không phải là người quá xa lạ, thậm chí là đã quá quen mặt. Họ biết Aboy không phải vì anh này là giáo viên mà vì những hành động “lạ”.

 

Nhiều cây gỗ lớn bị lâm tặc chặt hạ. Ảnh: L.V.N
Nhiều cây gỗ lớn bị lâm tặc chặt hạ. Ảnh: L.V.N

Trước Tết Nguyên đán, dân làng Kon Sơ Lăl phát hiện một nhóm người lạ đang làm đường vào rừng xuyên qua nương rẫy của làng. Dân làng đã cấm những người này tiếp tục làm đường và đề nghị họp làng. Trong buổi họp hôm ấy, Aboy đã đứng ra xin làng cho người của mình làm con đường ấy. Nếu làng đồng ý, mỗi năm Aboy sẽ đóng góp 10 triệu đồng vào quỹ của làng. Nhưng đoán được ý đồ của Aboy, dân làng kiên quyết nói “Không” vì sợ mất rừng.

Theo dân làng, không lâu sau đó, nhóm người này đã chuyển sang mở một con đường khác xuyên làng cũ để vào rừng. Đây chính là con đường mà chúng tôi đã cùng với hơn 50 thanh niên của làng men theo để tiến vào “công trường” gỗ. Làm xong đường vào rừng cho xe kéo gỗ ra, Aboy tiếp tục thuê máy xúc mở rộng con đường nhỏ trong xã để xe độ tuồn gỗ lên Kon Tum mà không phải đi qua con đường liên xã ngang qua UBND xã. Ông Đinh Sưk-Chủ tịch UBND xã Hà Tây cũng xác nhận: “Chúng tôi đã nghe người dân báo cáo về việc Aboy thuê máy xúc mở rộng đường, nhưng sau khi chính quyền kiểm tra thì máy xúc đã làm xong đường rồi. Xe chở gỗ lên Kon Tum thì cũng chỉ đi đường đó thôi chứ không thể đi qua trước cổng UBND xã được”.

Mất rừng, đổ lỗi cho… dân

Xe độ sau khi chất đầy gỗ từ rừng ra chỉ đi theo con đường duy nhất để về trung tâm xã rồi đi thẳng lên Kon Tum. Đó là con đường xuyên qua làng Kon Sơ Lăl cũ. Sẽ không có gì đáng nói nếu ngay đầu làng không phải là một trạm gác kiên cố của Ban Quản lý Rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Pah. Thế nhưng, xe độ chở gỗ vẫn rầm rộ tuồn gỗ lậu từ rừng về phố suốt hàng tháng trời nhưng Ban Quản lý Rừng vẫn không hề hay biết (?!). Anh Díu-Trưởng thôn Kon Sơ Lăl cho biết: “Từ Tết Nguyên đán đến giờ, cứ 2-3 ngày khi cưa đủ gỗ để vận chuyển là lâm tặc lại cho xe độ vào chở ra, mỗi chuyến đi khoảng 2 chiếc xe độ. Bọn chúng thường đi vào lúc 1-2 giờ đêm và chạy nhanh nên người làng không chặn được. Sáng nay (tức sáng 18-4 người dân chặn xe gỗ-P.V) xe gỗ chở muộn rồi bị hư lốp thì dân làng mới chặn lại được đó”.

 

Ảnh: L.V.N
Ảnh: L.V.N

Trao đổi với Báo Gia Lai về việc này, ông Nguyễn Quốc Thuận-Trưởng ban Quản lý Rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Pah lại đưa ra một lý do trùng hợp đến nghi hoặc. Ông nói: “Từ tháng 2 đến giờ, cứ tối thứ sáu (tức tối 17, rạng sáng 18-4 - P.V) là chúng tôi lại rút toàn bộ người khỏi trạm ở làng Kon Sơ Lăl ra để tham gia trực chiến phòng cháy. Sáng thứ bảy và chủ nhật chúng tôi lại cử người vào làng, còn các ngày khác vẫn luôn có người túc trực ở trạm”. Có thể lâm tặc lợi dụng mỗi tối thứ sáu hàng tuần để vận chuyển gỗ lậu, nhưng khi sự việc đã kéo dài suốt hàng tháng trời tại sao Ban Quản lý Rừng vẫn không hề hay biết?!

Cũng theo ông Thuận, khoảng rừng phát hiện bị tàn phá thuộc tiểu khu 185, đây là tiểu khu Ban Quản lý đã giao khoán cho dân nên khi xảy ra cháy rừng hoặc phá rừng thì dân phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. “Con đường mà lâm tặc làm để vào rừng vận chuyển gỗ cũng không phải thẩm quyền của chúng tôi”-ông Thuận cho biết thêm. Về vấn đề này, ông Đinh Sưk-Chủ tịch UBND xã Hà Tây cho biết: “Để mất rừng thì đúng là lỗi một phần là của xã quản lý chưa sâu sát nhưng chủ yếu là do người dân. Bà con đã nhận tiền bảo vệ rừng rồi mà lại để lâm tặc vào phá rừng như vậy”.

Cùng chung quan điểm với hai cán bộ trên, ông Nguyễn Ngọc Cư-Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Chư Pah cho hay, trong các cuộc giao ban, Hạt chưa nhận được một báo cáo nào của người dân về tình trạng phá rừng. Được biết, Hạt có 2 nhân viên kiểm lâm địa bàn tại xã Hà Tây, nhưng việc phá rừng đã diễn ra âm ỉ từ hàng tháng nay mà Hạt vẫn không hề hay biết thì quả là bất thường. “Rừng này đã giao khoán cho dân nên chỉ dân mở cửa rừng thì lâm tặc mới vào được thôi. Chúng tôi sẽ phối hợp với Công an vào rừng kiểm kê khối lượng gỗ bị chặt phá rồi sau đó trình UBND huyện để có phương án xử lý”-ông Cư nói.

Lâm tặc hoành hành, dân làng Kon Sơ Lăl xông pha chặn bắt xua đuổi. Thế nhưng giờ đây chính họ lại là những người đang phải “đứng mũi chịu sào” khi các cơ quan chức năng rũ bỏ trách nhiệm.

Lê Văn Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.